Rùa trăm tuổi 'biết' chữa bệnh ở Cà Mau ?

24/02/2016 08:52 GMT+7

Ông Tám Nhân, ngụ TP.Cà Mau (Cà Mau) nói: 'Nghe đâu rùa này sống cả trăm năm nên biết…trị bệnh. Tôi đang hỏi thăm đưa vợ tôi vào đó. Ai bệnh, rùa bò lên người là hết'.

Ông Tám Nhân, ngụ TP.Cà Mau (Cà Mau) nói: 'Nghe đâu rùa này sống cả trăm năm nên biết…trị bệnh. Tôi đang hỏi thăm đưa vợ tôi vào đó. Ai bệnh, rùa bò lên người là hết'.
 

Không có chuyện rùa trăm năm tuổi, biết trị bệnhKhông có chuyện rùa trăm năm tuổi, biết trị bệnh
Nhiều ngày qua, những người "nghe nói" như ông Tám Nhân kéo về nhà bà Nguyễn Thị Thu (ngụ ấp Tân Phong A, xã Hòa Thành, TP.Cà Mau, Cà Mau) để tận mắt xem rùa "thần".
Phát hiện "ông rùa" ở bụi lác sau nhà
Trưa ngày 23.2, PV Thanh Niên cũng có mặt ở nhà bà Thu để tìm hiểu thực hư câu chuyện. Bà Thu kể: “Trưa ngày 9.2, em tui phát hiện 'ông rùa' ở bụi lác sau nhà. Con dâu tôi thấy vậy nên kêu chồng nó ra bắt đưa vào nhà. Lúc đó, nhà đang có rất đông khách, ai cũng ngạc nhiên vì 'ông rùa' lớn quá”.
Bà Thu kể tiếp: “Xung quanh đây, hơn chục năm nay, người dân nuôi tôm nước mặn hết rồi, làm gì còn rùa. Nên thấy 'ông rùa' lớn người ta cứ đồn lên. Từ ngày 9.2 đến nay, ngày nào cũng có người đến nhà xin xem 'ông rùa'”.
Các em học sinh đến xin xem “ông rùa”Các em học sinh đến xin xem “ông rùa”
Đang lúc trò chuyện với bà Thu, chúng tôi thấy một nhóm học sinh THCS vào xin phép cho xem “dung nhan” rùa. Khi nhóm học sinh vừa ra về, lại có hai thanh niên vào xin phép xem và chụp ảnh rùa.
Bà Thu than: “Ngày nào, gia đình tôi cũng đón nhiều lượt khách đến xem rùa. Người ta đến, không cho xem thì ngại. Nhưng nhà tôi, phải cử người tiếp khách. Có hôm, cơm nấu rồi nhưng khách suốt từ sáng tới chiều nhà tôi không dọn cơm ăn được. Khách đến, phải lo trà nước nên cứ lu bu suốt ngày”.
Khấn vái rùa xin trị bệnh
Những lời đồn thổi quanh "ông rùa' ở nhà bà Thu nhanh chóng lan ra.
Ngày 23.2, ông Tám Nhân, ngụ TP.Cà Mau còn quả quyết với chúng tôi: “Nhiều ngày nay, tôi nghe người ta kháo nhau chuyện đâu ở Hòa Thành có người bắt con rùa nặng 7 - 8kg. Nghe nói rùa này sống cả trăm năm nên biết…trị bệnh. Tôi đang hỏi thăm đưa vợ tôi vào đó. Nghe nói, ai bệnh, rùa bò lên người là hết”.
Hỏi về điều này, bà Thu thở dài: “Con rùa này, khi nhà tôi bắt bỏ ngoài sân, 3 lần như thế thì đều bò vào ngay chái bếp. Vạy thôi, chứ không có chuyện rùa bò lên bếp ăn cơm, hay tự bò lên bàn thờ như lời đồn thổi. Tôi không tin, nhưng nhiều người tới khấn vái để rùa trị bệnh. Tôi chỉ mong, người dân đi xem về, có sao nói vậy đừng thêm thắt gây hiểu lầm không tốt”.
Phần bụng của của con vậtPhần bụng của cá thể họ rùa
Không phải rùa?
Trong chiều ngày (23.2), ông Đỗ Tấn Lợi, Chủ tịch UBND xã Hòa Thành, cho biết: “Đúng là có chuyện nhà bà Thu bắt được cá thể họ rùa. Nhưng đây là không phải là rùa, mà nó là con càng đước (hay còn gọi là cần đước, kình đước - PV). Nó cũng họ với rùa nhưng có trọng lượng lớn hơn nhiều. Càng đước, con lớn trọng lượng có thể lên 15 kg - 16 kg”.
Ông Dương Quốc Trung, trưởng ấp Tân Phong A, nói: “Hôm đó, tôi cùng anh em ở xã đến nhà bà Thu và mang con càng đước ra cân, thấy có trọng lượng 7,9 kg. Tôi khẳng định đây là con càng đước, chứ không phải rùa. Trùng hợp, có người gọi điện báo gia đình họ cbị xổng con càng đước có trọng lượng cũng đương đương với con mà gia đình bà Thu bắt được. Đây là con càng đước bình thường nên bà con tìm đến xem rồi về đừng đồn thổi, gây mất trật tự an ninh thôn xóm”.
Hiện có nhiều người đến hỏi mua cá thể họ rùa này, nhưng gia đình bà Thu không bán mà dự định sẽ xây hồ để nuôi.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.