“Phương án giá điện mật để tránh lạm phát kỳ vọng”
[VIDEO] Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói về việc tăng giá điện, giá xăng - Nguồn: Cổng thông tin điện tử chính phủ
|
Thông tin trên được Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho biết tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4 diễn ra chiều 4.5. Theo ông Hải, bất cứ quy định nào thấy cần sửa, dù cho mới ban hành đi nữa thì kiên quyết sửa.
tin liên quan
Giá điện gánh cả lỗ tỷ giá, chi tuyên truyền... ?“Đây cũng là chỉ đạo hôm nay của Thủ tướng. Sửa thì phải theo hướng tốt hơn trước, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng và chiến lược sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả”, ông Hải nói.
Liên quan đến chỉ đạo trước đó của Thủ tướng giao Thanh tra Chính phủ chủ trì cùng Bộ Công thương, Bộ Tài chính kiểm tra việc tăng giá điện, Phó tổng Thanh tra Chính phủ Bùi Ngọc Lam cho hay từ đầu tuần tới, cơ quan này sẽ triển khai thực hiện, làm rõ đúng sai và công khai cho dư luận.
Thông tin thêm về việc Bộ Công thương đề nghị đưa phương án giá điện, giá xăng (chưa công bố) vào diện tài liệu mật, ông Hải cho rằng do đây là 2 mặt hàng thiết yếu, mỗi biến động giá của 2 mặt hàng này không chỉ tác động đến điều hành vĩ mô, chỉ tiêu lạm phát mà ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân, doanh nghiệp (DN) và nhất là dễ tác động đến lạm phát kỳ vọng vốn rất lớn trong tâm lý người dân.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nói về vấn đề tăng giá điện - Nguồn: Cổng thông tin chính phủ
|
“Thực tế cho thấy lạm phát kỳ vọng ảnh hưởng không nhỏ đến điều hành lạm phát. Cho nên, đề xuất đóng dấu mật phương án khi trình các cấp, chưa công bố là cần thiết để tránh tâm lý này”, ông Hải nói, đồng thời dẫn căn cứ là Quyết định số 106 năm 2008 của Thủ tướng về danh mục tối mật, tuyệt mật và thông tư của Bộ trưởng Công an về danh mục nhà nước độ mật ngành công an thì đều có phương án điều chỉnh giá chưa công bố của các mặt hàng trọng yếu.
Kinh tế - xã hội tiếp tục chuyển biến tích cực
Trước đó, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã thông báo một số thông tin chính về cuộc họp Chính phủ diễn ra cùng ngày. Cụ thể, Chính phủ đánh giá tình hình KT-XH nước ta tiếp tục chuyển biến tích cực trên nhiều lĩnh vực. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4 tăng 0,31% so với tháng trước, CPI bình quân 4 tháng đầu năm 2019 tăng 2,71% so với cùng kỳ - mức tăng bình quân 4 tháng đầu năm thấp nhất trong 3 năm gần đây. Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 9,2%, trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,9%.
Hoạt động thương mại dịch vụ tiếp tục xu hướng tăng khá. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt tốc độ tăng cao nhất kể từ năm 2015, tăng 11,9%. Số DN thành lập mới và vốn đăng ký tiếp tục tăng, với trên 43.000 DN đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký trên 540.000 tỉ đồng. Ngoài ra, còn có trên 17.000 DN quay trở lại hoạt động, tăng 52,6% so với cùng kỳ. Vốn FDI đạt 5,7 tỉ USD, tăng 7,5%.
Tuy nhiên, theo ông Mai Tiến Dũng, tình hình KT-XH cũng còn tồn tại nhiều khó khăn. Đó là có tới 17.000 DN tạm ngừng hoạt động, hơn 5.300 DN giải thể, tăng 19%. Kim ngạch xuất khẩu tăng chậm, nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực như thủy sản, điện thoại... đều giảm về giá trị nhưng số lượng lại tăng. Thủ tướng cũng lo ngại nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng; bệnh sốt xuất huyết gia tăng, buôn bán ma túy khối lượng lớn tăng mạnh...
Lập 3 đoàn kiểm tra về giá điệnBộ Công thương ngày 4.5 cho biết vừa có quyết định lập 3 đoàn kiểm tra về quy định giá điện và việc điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân đang gây nhiều bức xúc trong dư luận. Quyết định nêu rõ nội dung kiểm tra gồm kiểm tra tình hình thực hiện quyết định của Bộ trưởng Bộ Công thương về việc điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân ngày 20.3 vừa qua và quy định giá bán điện. Đối tượng kiểm tra là các tổng công ty điện lực và một số khách hàng sử dụng điện. Thời gian kiểm tra từ ngày 8 - 10.5.
|
Bình luận (0)