Trịnh Xuân Thanh bị tuyên án tù chung thân

22/01/2018 10:40 GMT+7

Tại phiên toà sáng nay, 22.1, HĐXX tuyên phạt bị cáo Trịnh Xuân Thanh , nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC), 14 năm tù tội cố ý làm trái và án chung thân tội tham ô tài sản.

[VIDEO] Toàn cảnh bản án dành cho ông Đinh La Thăng và 21 đồng phạm
Tại phiên toà xét xử vụ “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Tham ô tài sản” xảy ra tại Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng Công ty cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) sáng nay, 22.1, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bị cáo Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch HĐQT PVC, 14 năm tù tội Cố ý làm trái và chung thân tội tham ô tài sản. Tổng hợp hình phạt, bị cáo này bị tuyên mức án chung thân.
Trước khi tuyên án, Hội đồng xét xử nhận định, bị cáo Trịnh Xuân Thanh dù biết PVC chưa đủ điều kiện, không đủ năng lực để làm tổng thầu; hồ sơ chưa đầy đủ, nhưng vẫn chỉ đạo ký hợp đồng EPC số 33.
Luật sư của bị cáo Trịnh Xuân Thanh cho rằng vai trò của bị cáo trong ký kết hợp đồng rất mờ nhạt, bị cáo không có vai trò quyết định trong tạm ứng tiền và ký Hợp đồng EPC số 33 sai mục đích. Tuy nhiên, Hội đồng xét xử đã trích lời khai và khẳng định, bị cáo Trịnh Xuân Thanh đã thừa nhận chỉ đạo ký kết hợp đồng EPC số 33 sau, dù hồ sơ chuẩn bị không đầy đủ. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với lời khai của bị cáo Vũ Đức Thuận, nguyên Tổng giám đốc PVC.

Dẫn giải Trịnh Xuân Thanh về trại tạm giam sau khi kết thúc phiên tòa sáng nay Ảnh Lê Hiệp

Về việc cấp dưới của PVC đã báo cáo thiếu sót của hợp đồng 33, tại các cuộc Ban Tổng giám đốc PVC có tờ trình 755 về việc đề nghị Hội đồng quản trị phê duyệt nội dung ký nội dung xây dựng nhà máy chính thuộc dự án Nhiệt điện Thái Bình 2. Trịnh Xuân Thanh cũng đã ký lấy phiếu ý kiến các thành viên Hội đồng quản trị, phê duyệt nội dung thực hiện gói đồng EPC 33.

“Với căn cứ trên, cho thấy vai trò của Thanh là quyết định trong chỉ đạo điều hành ký hợp đồng EPC số 33 trái quy định của pháp luật”, Hội đồng xét xử khẳng định.

Đối với việc xin cấp tiền tạm ứng, theo Hội đồng xét xử, Trịnh Xuân Thanh đã thừa nhận đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ để tạm ứng tiền, vì khi đó tình hình tài chính của PVC khó khăn, chỉ trông chờ tiền của dự án. Điều này hoàn toàn phù hợp với lời khai của Phó tổng giám đốc PVC Nguyễn Mạnh Tiến.

Theo Hội đồng xét xử, bị cáo Trịnh Xuân Thanh là lãnh đạo, người quản lý luôn tham gia giao ban hàng tuần hàng tháng. Theo lời khai của kế toán trưởng của PVC, tình hình tài chính của PVC rất khó khăn, Trịnh Xuân Thanh biết được nhưng vẫn phớt lờ.

"Tất cả các nội dung về góp vốn cho công ty con, tạm ứng tiền… được thực hiện theo nghị quyết của Hội đồng quản trị. Phó tổng giám đốc PVC Nguyễn Mạnh Tiến khai, nếu không có chỉ đạo của Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc PVC thì không có việc sử dụng tiền sai mục đích.

Theo phân tích ở trên, Hội đồng xét xử nhấn mạnh có đủ cơ sở khẳng định bị cáo Trịnh Xuân Thanh biết PVC không đủ năng lực tài chính, điều kiện kinh nghiệm để triển khai nhà máy, chưa đủ hồ sơ, nhưng vẫn chỉ đạo ký hợp đồng và tạm ứng tiền, dùng tiền tạm ứng sai mục đích.

Theo Hội đồng xét xử, hành vi này của bị cáo đã vi phạm Nghị định 48 của Chính phủ về hợp đồng trong hoạt động xây dựng; thỏa mãn đầy đủ tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng", theo khoản 3, điều 165, bộ luật Hình sự, điều đó cho thấy luận cứ tội của các luật sư cho bị cáo là không có căn cứ.

Trước đó, bị cáo Trịnh Xuân Thanh bị Viện KSND đề nghị mức án 13 - 14 năm tù về tội cố ý làm trái, mức án chung thân về tội tham ô tài sản. Tổng hợp hình phạt là chung thân.

Theo Viện KSND, hành vi cố ý làm trái của bị cáo Trịnh Xuân Thanh khi sử dụng vốn trái mục đích đã khiến thời gian thực hiện dự án Nhiệt điện Thái Bình kéo dài gấp đôi, vốn đầu tư bị tăng lên gây thất thoát lãng phí. Chưa kể bị cáo này còn cấu kết với nhiều người lập khống hồ sơ, tham ô tài sản của Nhà nước.
"Cả 2 tội danh bị cáo Thanh phạm phải đều có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, nhưng bị cáo này vẫn quanh co chối tội”, đại diện Viện KSND nhận định.
Trước đó, cơ quan công tố luận tội bị cáo Đinh La Thăng phạm tội thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, gây tổn hại rất lớn về mặt kinh tế cũng như xã hội. Quá trình điều tra và tại phiên tòa, bị cáo chưa thực sự thành khẩn nên cần thiết phải xử lý thật nghiêm khắc. 
Theo dự kiến, sáng nay 22.1, HĐXX TAND TP.Hà Nội sẽ tuyên án đối với ông Đinh La Thăng và
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.