Bày tỏ lo lắng đối với loại tội phạm xâm hại, bạo lực trẻ em, đại biểu Thi Thị Tuyết Nhung, Trưởng ban Văn hóa - xã hội HĐND TP.HCM cho rằng chính quyền địa phương các cấp phải đặc biệt quan tâm trong công tác quản lý, xây dựng quy trình tiếp nhận phản ánh, xử lý, nâng cao trách nhiệm trong việc bảo vệ trẻ em.
tin liên quan
Trung tướng Lê Đông Phong nói về tín dụng đen, tội phạm ma túyTheo bà Thi Thị Tuyết Nhung, TP.HCM có khoảng 2,1 triệu người dưới 16 tuổi, trong đó có khoảng 400.000 em theo gia đình là công nhân, lao động từ nơi khác đến sống và làm việc. Đây là những trường hợp rất dễ bị tổn thương, đối mặt nguy cơ bị xâm hại, bạo lực...
Liên quan đến vấn đề này, trung tướng Lê Đông Phong, Giám đốc Công an TP.HCM, thẳng thắn nhìn nhận thực trạng trẻ em bị xâm hại gây ra nhiều bức xúc cho xã hội.
Trung tướng Lê Đông Phong cho hay trong 6 tháng đầu năm 2019, TP.HCM ghi nhận 87 vụ xâm hại trẻ em, trong đó có hơn 86% là xâm hại tình dục. Công an TP.HCM đã chỉ đạo các lực lượng trực thuộc, đặc biệt là công an quận, huyện, phường, xã, thị trấn tăng cường quản lý địa bàn, tích cực tuyên truyền để góp phần giúp người dân nâng cao nhận thức và chủ động có cách phòng ngừa tốt hơn đối với loại tội phạm xâm hại, bạo lực trẻ em...
"Công an 24 quận, huyện cũng phải nắm danh sách các đối tượng có nguy cơ thực hiện hành vi xâm hại tình dục trẻ em để có biện pháp quản lý, răn đe, ngăn chặn", trung tướng Lê Đông Phong lưu ý.
"Tôi cũng đề nghị khi xảy ra các vụ xâm hại trẻ em, thì gia đình nên sớm báo cho lực lượng chức năng, công an vào cuộc ngay từ đầu. Nếu có sự chủ động trình báo, phối hợp tốt thì hiệu quả công tác điều tra xử lý sẽ tốt hơn", trung tướng Lê Đông Phong bày tỏ.
Bình luận (0)