Sáng sớm 16.2, PV Thanh Niên vào mục tìm kiếm trên Google gõ từ khóa “Cây thông cô đơn Đà Lạt”, chỉ sau 0,40 giây cho hơn 5,2 triệu kết quả.
Gốc tích "cây thông cô đơn"
Theo anh Võ Trang, một người săn ảnh phong cảnh nổi tiếng ở Đà Lạt, cách đây khoảng 4 năm, nhóm ảnh của anh từ 4 giờ sáng chạy xe máy băng rừng, lội suối, trèo lên những ngọn núi cao bên hồ Đan Kia - Suối Vàng để chụp cảnh sương mù, hồ nước…; đã phát hiện và ghi lại được hình ảnh cây thông đơn độc bên một góc núi thoai thoải nhô ra mặt hồ Đan Kia - Suối Vàng.
Nhiều năm qua, cũng có nhiều nhà nhiếp ảnh và người dân chụp hình ở đây, cũng thường đặt và gọi tên "cây thông cô đơn".
tin liên quan
Tạm dừng việc bán vé tham quan “cây thông cô đơn”Mặc dù đường đi đến đây rất gian nan và vất vả, nhưng rất nhiều người, đặc biệt các bạn trẻ vẫn tìm đến. Sau khi chinh phục con đường đèo dốc trơn trượt, hiện ra trước mặt khung cảnh lãng mạn “cây thông cô đơn” đứng sừng sững, đơn độc giữa một khung cảnh nên thơ, một bên là hồ nước trong veo, một bên là ngọn núi Lang Biang huyền thoại bạt ngàn thông xanh.
Từ đó, “cây thông cô đơn” bên hồ Đan Kia - Suối Vàng trở thành một trong những hình ảnh biểu tượng của xứ sở sường mù, là nơi các cặp tình nhân thường check - in, tìm đến để “sống ảo”…
Ý tưởng bán vé tham quan làm... dậy sóng dư luận
Từ mùng 4 Tết Kỷ Hợi, khi Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà rào chắn các ngõ đến “cây thông cô đơn”, đồng thời lập chốt bán vé tham quan “cây thông cô đơn” đã gây lên làn sóng phản đối trên cộng đồng mạng. Sau khi UBND tỉnh Lâm Đồng có ý kiến, Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà tạm dừng bán vé từ ngày 16.2.
tin liên quan
Chưa có chủ trương bán vé tham quan 'cây thông cô đơn'Sau khi công chiếu (tháng 7.2017), nhiều du khách đã tìm đến khu vực này để tham quan. Việc tham quan tự phát đã gây tác động xấu đến cảnh quan môi trường khu vực này..., đường mòn dốc đứng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn cho du khách… Cho nên Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà mở đường đất khoảng 900 m, rào chắn các ngỏ, bán vé vào cổng và tổ chức xe đưa du khách đến tham quan khu vực “cây thông cô đơn”.
Dù giá vé vào tham quan chỉ 40.000 đồng/người lớn, 20.000 đồng/trẻ em, và được xe vận chuyển miễn phí đến gần “cây thông cô đơn”, nhưng nhiều du khách, nhất là các bạn trẻ vẫn không đồng tình. Họ muốn tự do theo các lối mòn gập ghềnh, dốc đứng tìm đến “cây thông cô đơn” như cuộc chinh phục ngoạn mục và để lại “dấu ấn” trong đời.
Lãnh đạo Sở VH - TT - DL Lâm Đồng khẳng định: “Muốn bán vé tham quan, trước tiên phải bảo đảm an toàn cho du khách; phải có dịch vụ, sản phẩm kèm theo tương xứng. Trước khi đưa vào khai thác du lịch phải thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định và được cơ quan chức năng thẩm định…”
Bình luận (0)