Cuộc ganh đua tương tự đã diễn ra trong Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). Ở cả hai nơi ấy, phe các nước đang phát triển và mới nổi chưa thành công nhưng đã làm thay đổi dần tương quan lực lượng. Quy tắc bất thành văn từ nhiều thập niên là người Mỹ đứng đầu WB còn người châu u lãnh đạo IMF đã bị công phá quyết liệt và chắc chắn không thể tồn tại lâu nữa. Và sau khi chưa thành công trong WB và IMF, các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi coi việc giành cương vị lãnh đạo WTO như bước ngoặt quyết định cho việc thay đổi đặc quyền đặc lợi mà các nước công nghiệp phát triển tự chiếm lấy và giữ chặt kể cả khi thời thế đã thay đổi cơ bản.
Thời thế ấy hiện tạo ưu thế cho các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi trong WTO. Họ bị tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế, nhưng không đến mức như EU và Mỹ. Cho tới nay, họ đã đạt nhiều thành tựu phát triển nổi bật. Họ lại đồng tâm đồng lòng muốn thể hiện sự thay đổi thế và lực ấy, tới đây trong WTO và rồi từ đó trong các tổ chức và thể chế quốc tế khác.
Thảo Nguyên
>> Lào sắp gia nhập WTO
>> Nga chính thức gia nhập WTO
>> Cam kết WTO chưa cho phép đấu thầu lượng đường nhập khẩu
>> Tổng thống Nga ký phê chuẩn gia nhập WTO
>> Thượng viện Nga phê chuẩn việc gia nhập WTO
>> EU sẽ kiện Argentina ra WTO
Bình luận (0)