• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Thời trang nghề & nghiệp

Thời trang cưới bên bờ biển thành Nam

Thu Nguyệt
trangdtbtn@gmail.com
25/08/2020 11:26 GMT+7

Cả một không gian sản xuất thời trang tuy đơn giản, không nhiều máy móc hiện đại (do đặc thù váy cưới là sản phẩm được kết dựng phần lớn từ thủ công) nhưng vui vầy, huyên náo…

LÀNG NGHỀ THỜI TRANG THỦ CÔNG, TẠI SAO KHÔNG ?

Cách Hà Nội khoảng 150 km, làng Đại Đồng, xã Giao Lạc, H.Giao Thủy, tỉnh Nam Định có đến hơn 200 cơ sở sản xuất áo cưới. Nếu không về tận mắt, khó ai có thể tin được sự phát triển của thời trang cưới ở ngôi làng nhỏ bé này lại sôi động đến thế. Tùy theo mùa, cao điểm, mỗi tháng các hộ xuất đi hàng chục nghìn chiếc. Khi thấp điểm cũng khoảng vài ngàn. Doanh thu trung bình dao động từ một vài tỉ đến cả chục tỉ mỗi tháng…

Đa dạng về mức giá (chỉ từ hơn một triệu một mẫu váy đến vài chục triệu mỗi mẫu), phong phú về mẫu mã, màu sắc, kiểu dáng và chắc chắn về kỹ thuật, sản phẩm của Đại Đồng, Giao Lạc chẳng mấy chốc được các cửa hàng, tiệm thời trang cưới trên cả nước biết đến và đặt hàng. Những chủ hộ sản xuất ở Giao Lạc hầu hết trẻ tuổi, nhận thức hiện đại, nắm bắt tâm lý, thị hiếu của khách hàng nhanh và biết cách chăm sóc khách hàng nên giao thương rất tấp nập. Cùng với các lợi thế của công nghệ thông tin, các hộ rất táo bạo, mạnh dạn trong các hoạt động giới thiệu quảng bá online để tìm khách, bán hàng, giới thiệu sản phẩm. Hầu như cơ sở sản xuất nào cũng đều có kênh thông tin online riêng như Website, Facebook…, để chỉ đường, tiếp cận và kết nối với khách hàng trong và ngoài nước.

Trò chuyện với anh Việt (một chủ xưởng trẻ thế hệ 9X của Giao Lạc và cũng là chủ một tiệm giới thiệu sản phẩm áo cưới tại Hà Nội), anh cho biết: Chúng tôi lớn lên ở nông thôn nên phải chịu khó học hỏi. Ban đầu thì từ giao lưu, gặp gỡ bạn bè biết được nhu cầu của thị trường và tự bảo nhau học hỏi, làm ăn. Đặc thù của thời trang là phải nắm bắt các xu hướng mới của thế giới nên chúng tôi phải lọ mọ vào các trang web, kênh thông tin nước ngoài để tìm hiểu. Từ đó cũng được gặp gỡ, tiếp xúc thêm với các bạn hàng quốc tế. Ban đầu làng có một hai người làm, rồi công việc khấm khá phát triển, hộ nào có lực hộ đó lại chủ động phát triển sản phẩm và kênh phân phối của mình. Chúng tôi chủ yếu đưa hàng cho các tiệm váy cưới của Hà Nội, TP HCM và các tỉnh thành khác. Việc của chúng tôi chủ yếu là sản xuất và thực hiện các phương pháp tiếp thị với khách buôn còn việc tiếp thị với khách lẻ và xây dựng thương hiệu riêng cho từng dòng sản phẩm, từng mùa thì lại là do những đại lý thân thiết của chúng tôi/ những người phân phối trực tiếp và cũng là những tiệm áo cưới làm... Nói về việc phát triển nghề tại Giao Thủy và các định hướng xây dựng thương hiệu cho nghề sản xuất áo cưới, Việt cũng chia sẻ chân thành: Về việc này, chúng tôi là người làm sản xuất, bán buôn có những nguyên tắc rõ ràng, không xây dựng thương hiệu cho sản phẩm mà chỉ xây dựng uy tín cho sản phẩm bằng cách sản xuất ra những chiếc váy cưới đạt chất lượng, đạt thị hiếu, bám xu hướng thị trường để cung cấp và giúp cho các đối tác của mình là các đại lý/ tiệm váy cưới chinh phục được các khách hàng cuối cùng của họ - tức là các cô dâu, chú rể có nhu cầu mua sắm, thuê váy cưới...

Với suy nghĩ cần chuyên, chân chất như vậy mà Việt cũng như nhiều bà con khác ở Đại Đồng, Giao Lạc đã từ chỗ sản xuất, làm nghề tự phát gầy dựng lên cả một làng nghề thủ công thời trang nhộn nhịp, tấp nập. Các mẫu váy được sản xuất trọn vẹn tại mỗi xưởng, nếu đơn giản mất vài ngày mỗi mẫu còn nếu phức tạp cũng lên đến cả tuần. Khâu định hướng/thiết kế sản phẩm bao giờ cũng do những người đứng đầu cơ sở hoặc trợ lý (cũng là bạn bè, người thân) đảm nhận bởi chính họ là những người tiếp đón, gặp gỡ, tiếp nhận yêu cầu khách hàng để hoàn thiện ý tưởng, lên mẫu vẽ. Sau khi có mẫu vẽ chính thức là khâu dựng kỹ thuật cơ bản cho chiếc váy, được đảm nhận bởi các thợ kỹ thuật lành nghề. Chính vì vậy mà sản phẩm ở Đại Đồng khá chắc chắn và nuột nà. Khâu cuối cùng là hoàn thiện sản phẩm, chính là khâu đính, đắp vải, ren, hoa và kết gắn cườm, đá lên váy. Khâu này bao giờ cũng chiếm đến 50 - 60 thời gian sản xuất sản phẩm, đòi hỏi sự cẩn thận, chăm chỉ, tỉ mỉ.

Nguyên liệu của Đại Đồng được nhập về từ Trung Quốc nhưng với những nguyên liệu cao cấp, độc đáo thì các chủ xưởng phải lấy về từ các thị trường khác. Tuy sản xuất số lượng lớn nhưng không phải là dây chuyền hàng loạt nên khâu nhập nguyên liệu với Đại Đồng cũng không phải là quá khó (nhất là trong bối cảnh dịch dã như năm 2020 này). Trò chuyện về việc này, anh Việt khoe cũng có tham gia một số khóa học mỹ thuật. “Tuy nhiên, thời trang là sáng tạo, phần lớn vẫn phải đến từ những sáng kiến thực tế. Thêm nữa, màu sắc mẫu mã ngoài những nguyên tắc mỹ thuật cơ bản đã được học, được biết thì phải rất chăm chú bám sát xu hướng thế giới để làm theo”.

 

Mới hình thành và phát triển khoảng chục năm đổ lại đây nhưng Đại Đồng, Giao Lạc được tổ chức vận hành như một làng nghề thủ công truyền thống. Theo đó, “thợ cả” dạy cho “thợ con” học nghề bằng mắt, làm nghề bằng tay quen. Cuộc sống vì thế mà cũng có những đổi thay lớn lao. Mỗi nhân

công làm việc tại các xưởng trong làng, mỗi tháng cũng có từ 4 - 6 triệu đồng. Còn những thợ có kỹ thuật và khả năng thiết kế, mỹ thuật tốt hơn thu nhập cũng sẽ cao hơn từ 7 - 9 triệu đồng/tháng.

KHI NGƯỜI QUÊ BẮT NHỊP PHỐ THỊ

Thị trường váy cưới hiện nay rất đa dạng. Nếu như trước kia, các cô dâu thường chỉ có lựa chọn việc thuê váy cưới ở đâu, cao cấp mức độ nào, phong cách nào thì nay các cô gái có nhiều lựa chọn hơn. Ngoài việc thuê, mua thì nay các cô gái có thể đặt riêng cho mình những bộ váy cưới để diện trong ngày trọng đại với những chi tiết, thiết kế mang tính cá nhân, làm kỷ niệm.

  

Ở thành phố, những cô dâu có điều kiện cũng có nhiều lựa chọn, ngoài việc có thể tự đặt các nhà thiết kế nghiên cứu sở thích, truyền thống gia đình, tìm tòi chất liệu vải đặc biệt hay kết đá quý sang chảnh, sản xuất riêng thì các cô còn có thể ra nước ngoài, đến những hãng thời trang lớn để đặt hoặc chọn theo nhu cầu. Hằng năm, vào mùa cưới, các hội chợ, triển lãm cưới quốc tế cũng liên tục được tổ chức trong và ngoài nước. Thế nhưng, tất cả chỉ có thể đáp ứng cho một phần nhỏ các cô dâu thuộc giới thượng lưu hoặc ít nhất là trung lưu cao còn các cô gái ở các tỉnh lẻ, có cuộc sống và thu nhập bình thường hoàn toàn không đủ khả năng tài chính để làm những việc như vậy. Trong khi họ lại là số đông người tiêu dùng trên thị trường, chiếm đến 80% nhu cầu thị trường. Chính vì vậy mà những sản phẩm váy cưới như Đại Đồng, Giao Lạc sản xuất và cung cấp dường như đã đáp ứng được một phần “cơn khát đồ cưới” mức trung, bên cạnh nguồn sản phẩm từ “công xưởng thế giới” là Trung Quốc.

 

Đặc thù ở đây là chỉ bán buôn, hầu như không bán lẻ, sản phẩm của Đại Đồng được đưa đi khắp các tỉnh thành của Việt Nam. Ban đầu chỉ là Bắc Giang, Hà Nam, Thanh Hóa, Hưng Yên sau cả Lâm Đồng, Cần Thơ, An Giang, Quảng Bình, đặc biệt là những trung tâm thời trang lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM… và xuất khẩu ra cả nước ngoài. Các mẫu váy cưới ở đây rất đa dạng từ các mẫu váy công chúa dáng bồng, mẫu dài tay, mẫu cổ sâu chữ V, mẫu chữ A…, truyền thống đến các mẫu váy hiện đại cut out, trễ vai… Kèm cả các phụ kiện như khan voan cài đầu, găng tay…, các tiệm, cửa hàng áo cưới được phục vụ rất chu đáo. Họ được tham khảo mẫu mã trên các website, trang mạng xã hội hoặc liên hệ trực tiếp với các chủ xưởng để xem mẫu mã, đặt hàng, chuyển cọc là được các hộ ở đây đóng hàng gửi về tận nhà.

Vốn làng Đại Đồng thuộc xã Giao Lạc là một xã ven biển của H.Giao Thủy, Nam Định. Trước kia, cũng như nhiều vùng nông thôn ven biển khác, nghề chính của bà con trong làng ngoài cày cấy lúa nông thì các hộ phát triển nghề nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản. Tuy nhiên, những năm trở lại đây, theo đà phát triển chung, nhờ nhanh chóng nắm bắt nhu cầu thị trường, đặc biệt là thị trường áo cưới nên các hộ dân ở Giao Lạc tạo dựng được các xưởng sản xuất áo cưới tại chính địa phương của mình. Trò chuyện với anh Công Chuyển, một trong những người đầu tiên đưa nghề sản xuất váy cưới về  Giao Lạc, Giao Thủy, anh cho biết: tôi đã từng bôn ba khắp Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh để sản xuất, kinh doanh trong nghề dịch vụ cưới này. Nhu cầu của thị trường là có thật và rất dồi dào, thế nên đã quyết định đi sâu và để thuận lợi, tôi đã mang nghề về làng để làm cùng bà con. Thời gian cũng đã khá lâu, ngót nghét một thập kỷ rồi, làng nghề của chúng tôi cũng đã đi vào ổn định và các bạn trẻ bây giờ lớn lên có cách làm việc rất mới mẻ, linh hoạt, năng động. Người dân làng tôi cũng nhiều người đi lập nghiệp bằng nghề này ở các địa phương khác. Ví như tôi, sau một thời gian dài ở Hà Nội thì hiện tôi chuyển hẳn vào thành phố Hồ Chí Minh, vẫn sống tốt với nghề sản xuất váy cưới này...
Được xem là một đất nước nông nghiệp, việc phát triển các làng nghề thủ công, đặc biệt là các làng nghề thời trang song song với nghề nông ở nước ta để khai thác được sức lao động trong những ngày nông nhàn  cũng là một trong những nét mới cần được khuyến khích của ngành công nghiệp thời trang vốn tưởng chỉ thuộc về đô thị phồn hoa.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

Top
Top