(Lược dịch: theklog.co)
Chạm hay thậm chí nặn mụn
Có lẽ dù được đề cập hàng ngàn nhưng mọi người vẫn làm sai, đừng chạm vào mụn của bạn, đừng cố tình nặn hay đừng nhổ chúng. Phần lõi của mụn thường là phần bị nhiễm khuẩn cho nên việc bạn cố tình kéo hay chạm vào phần da nổi mụn chỉ làm cho nó trở nên tồi tệ hơn. Việc nặn mụn cũng có nguy cơ làm cho chúng bị đóng vảy và trầy xước, điều này làm cho chúng trở nên khó lành và ẩn mãi trên mặt lâu hơn mà thôi. Hơn nữa, nó còn có thể bị nhiễm khuẩn nếu tay và dụng cụ nặn mụn không sạch sẽ, lúc này, càng nhiều vi khuẩn hơn xâm nhập vào lỗ chân lông.
Không rửa mặt hoặc rửa mặt quá nhiều lần
Suốt ngày dài, làn da của chúng ta đã chịu đựng vô vàn tác động xấu từ môi trường. Mồ hôi, trang điểm, vi khuẩn từ tay và các vật thể khác như kính và thậm chí là các tác nhân từ bên ngoài như sự ô nhiễm đều có nguy cơ rất cao dẫn đến tắc nghẽn lỗ chân lông. Một số nghiên cứu cho rằng đối với những người sở hữu làn da dễ bị mụn nên rửa mặt 2 lần 1 ngày và một số nghiên cứu khác cho gợi ý bạn với số lần rửa mặt gấp đôi là 4 lần 1 ngày.
Song, trên thực tế, rửa mặt quá nhiều lần cũng không hề tốt. Lạm dụng việc rửa mặt khiến da trở nên khô, khi đó, da sẽ tiết ra nhiều dầu hơn để bù làm cho da ẩm hơn, gây mụn. Học viện Da Liễu Hoa Kì khuyến khích bạn chỉ nên rửa mặt 2 lần 1 ngày và sau khi đổ mồ hôi. Sử dụng các sản phẩm rửa mặt có chứa salicylic acid hay glycolic acid 1-2 lần 1 tuần có thể giúp ngan ngừa mụn trước khi chúng bắt đầu bùng phát.
Rửa mặt khi đang tắm
Không thể phủ nhận là việc này tương đối tiện lợi, nhưng nước nóng từ vòi hoa sen có thể gây khó chịu và khô da. Các bác sĩ da liễu khuyên rằng bạn nên rửa mặt bằng nước ấm và tránh các những tác động mang tính chất kích thích đến cơ thể như sự phun nước của vòi hoa sen.
Thay vào đó,hãy rửa và dưỡng ẩm trước khi tắm và tránh để mặt tiếp xúc với sự phun nước của vòi hoa sen. Rửa sạch lại mặt một lần nữa sau khi xả xà phòng gội đầu để loại bỏ bọt xà phòng còn đọng trên mặt sau khi tắm. Thêm vào đó, tránh sử dụng khăn tắm để lau khô mặt. Khăn, nhất là khăn tắm, là nơi trú ngụ của khá nhiều vi khuẩn. Dùng tay loại bỏ phần nước đọng trên mặt, sau đó vẫy tay để loại bỏ phần nước đọng trên tay,
Đừng quá “thô bạo” với mụn
Việc thường xuyên tẩy tế bào chết và tẩy tế bào chết cả trên phần mụn có thể làm lan sự lây nhiễm ra các vùng xung quanh, vì vậy việc lắng nghe xem da cần gì và điều chỉnh để có một lịch trình tẩy tế bào chết hợp lí.
Tẩy tế bào chết vừa phải giúp bạn giữ được làn da sạch và khỏe khoắn, nhưng nếu tẩy tế bào chết quá đà sẽ làm cho da dễ bị kịch ứng và làm da bị mất nước dẫn đến da dễ nhiễm trùng và trở thành nơi trú ẩn của vi khuẩn.
Không dưỡng ẩm
Dưỡng ẩm là bước khá quan trọng trong quy trình chăm sóc da hàng ngày kể cả bạn có bị mụn hay không. Một quan niệm sai lầm khi bị mụn đó là giữ cho da luôn khô thoáng, tuy nhiên việc giữ ẩm cho da giúp loại bỏ quá trình sản xuất nhờn và dầu.
Chỉ trị mụn khi nó xuất hiện
Nếu bạn là người sở hữu làn da nhạy cảm với mụn thì có rất nhiều thói quen sống hàng ngày cần phải thay đổi, chẳng hạn như thay bao gối thường xuyên. Chăm sóc da thường xuyên để ngăn chặn sự xuất hiện của mụn và không để chúng trở nên tồi tệ hơn.
Không nhất quán
Chăm sóc da mỗi ngày là một trong những yếu tố quan trọng giúp loại bỏ mụn. Một liệu trình chăm sóc da bao gồm dưỡng ẩm, cấp nước, vệ sinh và chế độ ăn uống điều độ giúp giữ cho làn da khỏe đẹp. Một điều cần lưu ý là nếu có ý định sử dụng những sản phẩm mới cho da, bạn nên tránh việc sử dụng tất cả các loại cùng một lần mà dần dần đưa vào lịch trình chăm sóc da, việc này sẽ tránh làm cho da choáng ngợp.
Không vệ sinh các đồ vật và kính đeo
Tay chứa đựng vô vàn vi khuẩn kể cả khi bạn thường xuyên vệ sinh và rửa tay. Tương tự với điện thoại và kính, và những vật dụng đó lại tiếp xúc với da mặt bạn mỗi ngày.
Không lắng nghe da
Điều này nghe có vẻ vô lý nhưng đó là sự thật. Bạn sẽ cảm thấy da mình nóng ran, ngứa, rát. Đối với những sản phẩm làm da mặt bạn cảm thấy khó chịu, ngứa rát (điều này thường sẽ xảy ra trong 2 tuần đầu tiên sử dụng), thì bạn tốt nhất nên loại bỏ nó khỏi danh sách những loại mỹ phẩm chăm sóc da trên kệ vì gây kích ứng và có hại hơn là giúp nó trở nên khỏe khoắn và đẹp hơn.
Không tìm hiểu
Điều này không chỉ xảy ra với các loại thực phẩm và đối với các loại mỹ phẩm cũng đi kèm với nhãn thành phần. Và tất nhiên là việc đọc kĩ hay tìm hiểu về các nguyên liệu đó là một điều cần thiết trước khi bạn bỏ bất kì sản phẩm nào vào giỏ hàng của mình.