• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Thời trang nghề & nghiệp

9X nuôi chàm và làm nhuộm tự nhiên tại Sài Gòn

Thùy Dung P
thuydung12@gmail.com
17/11/2020 11:00 GMT+7

Chris Ty đang kiên trì mỗi ngày làm ra các sản phẩm thời trang bền vững cùng More Than Blue. Sản phẩm của cô làm từ các chất liệu truyền thống, nhuộm màu tự nhiên, thêu tay và hoàn thiện bằng kỹ thuật may thủ công.

Chris Ty sở hữu cái tên khai sinh đầy nam tính – Đoàn Minh Thuận. Có lẽ cái tên cũng phần nào nói lên ý chí và sự kiên định của 9X trên hành trình thời trang 3 năm qua - khoảng thời gian cô tìm kiếm và thử nghiệm với nhiều chất liệu, nhiều phương pháp và nguyên liệu màu nhuộm; đến tận nơi, xem tận mắt rồi sau đó học nghề nhuộm từ những người thợ lành nghề bên cạnh việc học thiết kế thời trang bài bản. Đến thời điểm tháng 11/2020 này, Chris Ty tự tin giới thiệu Bộ sưu tập Hemp làm từ vải sợi gai dầu - loại chất liệu được ví như “ngôi sao đang lên” trong lĩnh vực thời trang bền vững.

Chris Ty mặc một thiết kế trong BST Hemp làm từ vải gai dầu và nhuộm màu tự nhiên.
Nuôi chàm tại Sài Gòn

Nhiều tài liệu, nghiên cứu đã chỉ ra rằng trồng cây gai dầu tiết kiệm nước hơn bông hay các loại cây ngũ cốc khác. Cây gai dầu cao lớn (2 – 4 m) và rất khỏe mạnh để tự sinh trưởng mà không cần bón phân hay thuốc trừ sâu. Sợi gai dầu được dệt tay thành những tấm vải gai dầu khổ nhỏ nhưng rất bền chắc, có thể dùng làm dây thừng, nệm, túi và giày. Tuy nhiên để làm thành quần áo thì gai dầu quá cứng và thô ráp. Biết đến gai dầu từ những ngày đầu rẽ hướng sang thời trang nhưng mãi đến gần đây, Chris Ty mới tìm ra cách để “thuần hóa” loại chất liệu này. Cô tâm sự: “BST Hemp là kết quả của quá trình tôi tìm hiểu và thực hành làm thời trang bền vững và sự minh bạch trong thiết kế sản xuất. Tôi tự hào vì Hemp là sản phẩm 100% made in Viet Nam”.

Đi theo dòng dịch chuyển của một số bạn trẻ, tìm về các vùng miền núi phía Bắc học trồng bông, trồng chàm, làm cao chàm, nhuộm chàm, dệt vải…, nhưng Chris Ty nuôi tham vọng có thể làm nhuộm tự nhiên, nuôi chàm ngay tại Sài Gòn – mảnh đất nơi cô lớn lên và gầy dựng More Than Blue.

Chris Ty mặc sản phẩm do chính mình làm ra và khi cần thì làm người mẫu cho More Than Blue.
Khoe với Thời Trang Trẻ niềm vui nuôi thành công thùng chàm đầu tiên sau hơn chục lần thất bại, Chris Ty khiến tôi rất xúc động khi vô tình xòe ra đôi bàn tay nhỏ nhắn thô ráp, móng tróc và nhuộm xanh màu chàm. Rời công việc bàn giấy êm đềm trước kia, 9X Sài Gòn đã dùng chính đôi tay mình để khuấy đảo thùng chàm, thử nghiệm nhuộm nóng, nhuộm lạnh để tìm ra cách tạo màu và chế ngự màu sắc.

Những nguyên liệu thuần Việt như mặc nưa, chàm, tô mộc, nghệ vàng, điều… đều đã được Chris Ty thử nghiệm và bàn tay cô cũng “đổi màu” liên tục theo đó. Không bận tâm nhiều đến vẻ đẹp của đôi tay bị mất đi, tất cả với Chris Ty là sự mãn nguyện khi được nhuộm, ngắm nhìn thành phẩm và lòng trào lên những cảm xúc mãnh liệt thấy “đã”!

Con đường thời trang bền vững

Chirs Ty tự nhận mình đến với thời trang hơi muộn, sau khi đã trải nghiệm cuộc sống bình lặng của một nhân viên văn phòng. Khi tham dự một workshop nhuộm tự nhiên, Chris Ty nhận ra đây chính là công việc cô có thể làm mỗi ngày với niềm vui thích. Cô đăng ký ngay một khóa học thiết kế thời trang và bắt đầu miệt mài học trên lớp với giảng viên chuyên nghiệp và học cả với những người “thầy” trên Youtube, Istagram.

Những mẫu thiết kế trong BST đồ án tốt nghiệp “Indigo Dream” của Chris Ty.

Những mẫu thiết kế trong BST đồ án tốt nghiệp “Indigo Dream” của Chris Ty.

Biến nhà thành phòng lab thí nghiệm nhuộm, thêu, cắt may… Chris Ty nhận ra màu nhuộm tự nhiên chỉ lên màu đẹp với chất liệu tự nhiên nên cô bắt đầu tìm về với các chất liệu truyền thống.

Lụa, linen, cotton… đều đã được thử nghiệm nhưng đến gai dầu thì Chris Ty mới thực sự ưng ý khi tìm ra “chất” của riêng mình. Cái tên “More Than Blue” là sự trân trọng của Chris Ty dành cho những người thợ dệt, người làm chàm và cũng là niềm hy vọng cô gởi vào con đường thời trang bền vững đang đi.

“Động lực và niềm tin của tôi được bồi đắp từ sự tin tưởng của gia đình, và từ tín hiệu của khách hàng – người khách đầu tiên mua sản phẩm ngay sau buổi trình diễn bộ sưu tập tốt nghiệp”, Chris  Ty tâm sự.

Những mẫu thiết kế trong BST đồ án tốt nghiệp “Indigo Dream” của Chris Ty.

Những mẫu thiết kế trong BST đồ án tốt nghiệp “Indigo Dream” của Chris Ty.

Nếu như ở BST đầu tay cô phải đặt hàng các chị H’mong nhuộm thì ở BST Hemp, cô tự hào khi tự nhuộm vải, tự thêu tay và làm khá nhiều công đoạn thủ công như xếp ly, xăm lai… Hướng đến tiêu dùng bền vững, Chris Ty thiết kế các mẫu trang phục có kiểu dáng cổ điển, phù hợp với nhiều vóc dáng, mặc được nhiều lần và tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu. Mua ít nhưng chất, dùng bền và tiện dụng thoải mái, đó là những cô gái của More Than Blue.

Hiện tại, Chris Ty vẫn tiếp tục làm đồ da handmade để có chi phí làm thời trang bền vững và tìm kiếm thêm các chất liệu tự nhiên khác. Thật thú vị khi biết rằng sau khi đi một vòng thật xa, Chris Ty lại quay trở về với vải vóc thời trang, hệt như đang sống lại trong cái nôi làng dệt Bảy Hiền - nơi cô lớn lên cùng âm thanh của khung dệt. /.

 

Ảnh: NVCC

Top
Top