• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Việc làm Liên hệ
Theo dõi báo trên

Biển Đen có đen?

04/08/2012 14:33 GMT+7

(TNO) Biển Đen thật sự không đen. Bức hình vệ tinh của Cơ quan Hàng không và Không gian Mỹ (NASA) cho thấy những mảng màu rực rỡ đan xen giữa màu lục lam, ngọc lam và xanh lam.

(TNO) Biển Đen thật sự không đen. Bức hình vệ tinh của Cơ quan Hàng không và Không gian Mỹ (NASA) cho thấy những mảng màu rực rỡ đan xen giữa màu lục lam, ngọc lam và xanh lam. Những hình hoa văn xoáy trên mặt nước này là do các mảng vi sinh vật phù du gọi là coccolithophore gây ra.

Theo trang tin New Scientist, loài vi sinh vật đơn bào này hút carbon từ không khí, kết hợp chúng với calcium và ô-xy để hình thành những màng nhỏ calcium carbonate gọi là coccolith. Khi chết, chúng chìm dần xuống đáy đại dương và cuối cùng bị các sinh vật biển khác ăn và bài tiết.

Theo cách này, các coccolithophore sẽ đóng vai trò “ống bơm sinh học” của đại dương. Đây cũng là một phần của chu kỳ carbon chuyển carbon từ không khí xuống nhiều độ sâu của đại dương. Các vi sinh vật biển như coccolithophore có thể tăng tốc quá trình này, làm giảm hàm lượng CO2 trong khí quyển khi chúng vôi hóa và chìm vào lớp trầm tích.

Tuy nhiên, hàm lượng CO2 trong không khí tăng có thể gây phiền phức cho “ống bơm” này. Khi có thêm CO2 đi vào biển, nó làm tăng tính a-xít của nước biển. Điều kiện nước thay đổi này có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và hóa vôi của coccolithophore.

Quyên Quân

>> Tàu chiến Nga sẽ diễn tập ở Địa Trung Hải, Biển Đen
>> Tàu chiến Mỹ đến biển Đen
>> Học kỳ trên biển" đến Bến Tre
>> Nga khắc phục vụ tràn dầu tại biển Đen
>> Nhật xem xét đưa tàu chiến chống cướp biển đến Somalia
>> Nước Nga" trên Biển Đen

Top
Top