• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Sống khỏe

Các kĩ thuật chuẩn đoán hình ảnh trong chuẩn đoán bệnh lý ở ngực

06/11/2017 04:16 GMT+7

Chẩn đoán h.nh ảnh là một trong những chuyên khoa quan trọng trong ngành Y khoa. Việc sử dụng các chẩn đoán hình ảnh như: X-quang, siêu âm, MRI, CT cắt lớp… là những phương pháp hiệu quả giúp bác sĩ phát hiện ra bệnh và đưa ra các phương án điều trị bệnh một cách chính xác.

Bài: BS Vũ Đức Đại

 

Có nhiều kỹ thuật h.nh ảnh khảo sát bệnh lý ở ngực như:

- Chụp x-quang thường quy

- Siêu âm

- Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan)

- Chụp cộng hưởng từ (MRI)

- Y học hạt nhân…

Chọn lựa kỹ thuật liên quan với trang bị hiện có, vấn đề quan tâm lâm sàng và khả năng cung cấp thông tin của kỹ thuật


X-Quang ngực

 

IMG 9595

Sóng siêu âm không gây hại cho cơ thể, không bị nhiễm tia như trường hợp dùng X-Quang.

 

X-quang ngực là chỉ định thường quy đối với các bệnh lý ở ngực. Kỹ thuật dễ thực hiện, thời gian khảo sát ngắn, áp dụng được cho hầu hết các bối cảnh lâm sàng, cho nhiều thông tin giá trị. Có nhiều thế chụp ở x-quang ngực như: Thẳng trước – sau hay sau trước, nghiêng, chếch, đỉnh – ưỡn… X-quang ngực thẳng là thế chụp cơ bản nhất

Chỉ định X-quang hiện nay bao gồm:

- Chẩn đoán: Bệnh nhân có các triệu chứng liện quan tim phổi như ho, ho ra máu, khó thở, đau ngực, tiền phẫu, đánh giá u, nhiễm khuẩn phổi, màng phổi, thành ngực

- Theo dõi: Các bệnh nhân có bệnh tim phổi đã được chẩn đoán, tiến triển viêm phổi, theo dõi sau phẫu thuật…

 

Chụp cắt lớp vi tính (CT)

 

CT cat lop 2

 

CT là kỹ thuật được chỉ định rất rộng rãi hiện nay trong các bệnh lý lồng ngực. CT tốt hơn X-quang do tránh sự chồng hình, hiển thị hình ảnh cắt ngang, độ tương phản hình ảnh cao, cho thông tin về mạch máu đặc tính tổn thương khi dùng chất cản quang. Chỉ định chính của CT hiện nay khá rộng: Các bất thường trên phim x-quang qui ước về phổi, màng phổi, trung thất, thành ngực; đánh giá giai đoạn ung thư, giãn phế quản, di căn kín đáo, tổn thương mạch máu…


Chụp cộng hưởng từ (MRI)

 

chup-MRI

 

MRI là kỹ thuật đang phát triển hiện nay... Ưu thế của MRI là không bị nhiễm xạ như X-quang, CT. So với CT, MRI không tốt hơn nhiều đối với các bệnh lý nhu mô phổi. MRI có ích hơn trong các bệnh lý trung thất, rốn phổi, hạch lớn. Các chỉ định MRI trong các bệnh lý tim mạch ưu thế hơn CT trong đánh giá chức năng tim, đánh giá tưới máu, tình trạng sống còn của cơ tim, ở các bệnh nhân có chống chỉ định dùng thuốc cản quang.   

 

Siêu âm

 

IMG 5492

Khi bạn đã được chuẩn bị sẵn sàng, kĩ thuật viên sẽ giúp bạn điều chỉnh tư thế để có được hình ảnh tốt nhất.

 

Siêu âm có thể được chỉ định trong các bệnh lý thành ngực, màng phổi và các tổn thương phổi nằm cạnh thành ngực. Siêu âm được dùng chủ yếu trong khảo sát chức năng tim và rất hạn chế đối với tổn thương phổi… Siêu âm thường dùng để đánh giá tràn dịch màng phổi, chuyển động cơ hoành, hướng dẫn chọc hút dịch màng phổi, sinh thiết các u nằm gần thành ngực…

 

Y học hạt nhân

Y học hạt nhân trước đây được chỉ định đánh giá thuyên tắc phổi, tưới máu cơ tim, chức năng tim, bướu giáp, di căn; hiện nay, chỉ định y học hạt nhân đối với các bệnh lý lồng ngực không nhiều. Sự kết hợp PET-CT cho phép đánh giá tốt hơn nhiều quá trình bệnh lý ở lồng ngực đặc biệt bệnh lý ung thư.

 

Một số điều cần biết cho bệnh nhân khi khám siêu âm

 

Siêu âm là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn (không gây chảy máu), không gây đau, dễ thực hiện, không mất nhiều thời gian, giá thành rẻ và đặc biệt có giá trị chẩn đoán bệnh cao.

Siêu âm là một phương pháp khảo sát hình ảnh học bằng cách cho một phần của cơ thể tiếp xúc với sóng âm có tần số cao (siêu âm) để tạo ra hình ảnh bên trong cơ thể. Siêu âm không sử dụng các phóng xạ ion hóa (như X-quang). Do hình ảnh siêu âm được ghi nhận theo thời gian thực nên nó có thể cho thấy hình ảnh cấu trúc và sự chuyển động của các bộ phận bên trong cơ thể kể cả hình ảnh dòng máu đang chảy trong các mạch máu.

Cho đến hiện nay về cơ bản người ta vẫn chưa thấy những tác hại của sóng siêu âm đối với cơ thể con người. Vì vậy siêu âm có thể thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần để chẩn đoán, theo dõi và kết hợp làm các thủ thuật điều trị bệnh. Hiện nay siêu âm được sử dụng rộng rãi như một xét nghiệm thường quy chẩn đoán nhiều bệnh lý ở ổ bụng như: Gan, mật, lách, thận, tụy, chẩn đoán và theo dõi thai kỳ…, bệnh lý van tim, mạch máu, tuyến giáp, tử cung buồng trứng, tử cung...

Do sử dụng sóng âm nên sóng siêu âm bị cản trở bởi hơi, không khí, do đó siêu âm không phải là phương tiện chẩn đóan hình ảnh lý tưởng để chẩn đoán các bệnh lý đường tiêu hóa, các bệnh lý ở phổi. Sóng âm cũng khó xuyên thấu được xương do đó chỉ có thể nhìn thấy mặt ngoài của các cấu trúc xương mà không nhìn được những gì nằm bên trong. Những bệnh nhân béo phì cũng khó siêu âm hơn do các mô mỡ làm sóng âm yếu đi khi nó xuyên sâu hơn vào cơ thở. Một số trường hợp trường hợp cần chuẩn bị trước khi làm siêu âm:

- Siêu âm khảo sát túi mật: Cần nhịn ăn, uống (trừ nước lọc) >6 giờ trước khi làm siêu âm để túi mật căng tránh bỏ sót các tổn thương nhỏ.

- Siêu âm khảo sát dạ dày, tụy, tiểu khung (tử cung, buồng trứng, tiền liệt tuyến…): Bệnh nhân cần uống nhiều nước nhịn tiểu đến khi bàng quang căng.

- Siêu âm đầu dò âm đạo (chỉ thực hiện ở phụ nữ đã có quan hệ tình dục): Bệnh nhân phải đi tiểu hết để bàng quang không còn nước tiểu trước khi siêu âm. Siêu âm bụng tổng quát nên ăn nhẹ (bữa ăn cuối trước khi thăm khám nên ăn các thức ăn dễ tiêu), tránh thức ăn nhiều dầu mỡ và thức ăn dễ sinh hơi gây đầy bụng.

- Nên mặc đồ thoải mái, quần áo lỏng khi thăm khám.

 

Q & A:

 

BS VU DUC DAI

BS Vũ Đức Đại CK. Chẩn đoán hình ảnh - Phòng khám đa khoa Vigor Health

 

Tôi phải chuẩn bị thế nào khi chụp X Quang thường qui?

Đối với chụp xquang thường qui bệnh nhân không cần chuẩn bị gì trước

 

Tôi phải chuẩn bị thế nào khi chụp CT ?

- Mặc quần áo thoải mái nhưng không được có bất cứ vật gì bằng kim loại gây nhiễu hình ảnh của não như : hoa tai, kính mắt, răng giả, kẹp tóc. Những vật này nên được tháo ra trước khi chụp.

- Bạn có thể vẫn ăn uống bình thường nhưng tốt nhất là nhịn ăn 6 tiếng trước khi chụp, có thể uống nước lọc, nước cam hoặc trà cho đến lúc chụp.

- Uống nước rất tốt cho việc bảo vệ thận của bạn, quan trọng là phải uống cả trước và sau khi chụp trong trường hợp bạn phải tiêm thuốc cản quang (giúp đào thải thuốc nhanh).

- Vẫn tiếp tục uống bình thường các loại thuốc điều trị theo kê đơn của bác sĩ (nếu có) trước và sau khi chụp.

- Nếu cần phải tiêm thuốc cản quang để giúp cho việc chẩn đoán, bạn sẽ được hỏi là có bị dị ứng hay không, đã bao giờ dị ứng hoặc phản ứng nặng với bất kỳ loại thuốc nào trước đây hay không. Thuốc cản quang có chứa Iod vì vậy có thể gây ra phản ứng nếu bạn có cơ địa dị ứng, nếu bạn từng bị dị ứng với bất cứ thứ gì, điều đó nói lên khả năng bạn có thể phản ứng với thuốc cản quang.

- Hãy nói với kỹ thuật viên chụp nếu bạn bị hen, đau tuỷ xương hoặc có bệnh lý về tim, thận và bệnh tuyến giáp, hoặc nếu đái đường – đặc biệt nếu bạn đang dùng Glucophage.

- Thông báo cho bác sĩ hoặc kỹ thuật viên chụp nếu bạn nghi ngờ có thể có thai, vì sẽ có những nguy hiểm cho em bé và cần cân nhắc trước khi chụp.

 

Tôi phải chuẩn bị thế nào khi chụp MRI?

Khi chụp cộng hưởng từ (MRI) từ trường của máy có thể gây ảnh hưởng một số thiết bị cấy ghép bằng kim loại trong cơ thể. Bạn cần thông báo với nhân viên y tế tại phòng chụp MRI nếu :

- Dùng máy tạo nhịp tim

- Có máy bơm trong da (như một số bn bị tiểu đường)

- Có clips phẫu thuật phình mạch

- Có mảnh kim loại trong mắt

- Cấy ghép thiết bị kim loại khác trong cơ thể nẹp xương, răng giả, khớp giả…

Ngoài ra khi vào phòng chụp MRI bạn không nên mang theo các vật dụng kim loại, điện thoại, máy tính, thẻ tín dụng.

Top
Top