Cấy lông mi được xem là một cách khắc phục hàng mi mỏng và thưa thớt nhanh chóng. Tuy nhiên, liệu rằng cấy mi sinh học có hại không?
Cấy ghép lông mi là gì?
Cấy lông mi là giải pháp lâu dài cho tình trạng lông mi thưa dọc theo đường mi trên. Cấy ghép lông mi có thể được thực hiện thông qua các phương pháp cấy tóc như chiết đơn vị nang (FUE) hoặc ghép đơn vị nang (FUT). Các nang tóc của người hiến tặng có thể được lấy từ da đầu hoặc đôi khi là từ chân. Nên nhớ rằng sự phát triển của lông từ cấy ghép sẽ tiếp tục phát triển giống như lông ở khu vực được thu hoạch, do đó, cần phải cắt tỉa thường xuyên.
Sử dụng các quy trình do ngành công nghiệp làm đẹp tóc tiên phong dành cho những người đàn ông hói đầu, các bác sĩ phẫu thuật đang sử dụng kỹ thuật “cắm và khâu” để mang lại cho phụ nữ hàng mi dài, cong mà trước đây chỉ đạt được bằng cách dán mi giả và chuốt mascara dày. Và cũng giống như những sợi nang tóc, những sợi mi này sẽ tiếp tục phát triển.
Bạn sẽ đi bao xa để có được hàng mi hoàn hảo?
“Lông mi dài và dày hơn là dấu hiệu phổ biến của vẻ đẹp", bác sỹ thẩm mỹ của Viện thẩm mỹ Mikky cho biết. "Cấy lông mi có tác dụng đối với mắt giống như phẫu thuật nâng ngực. Đây là một quy trình hoàn toàn mới dành cho những ai có nhu cầu làm dày mi tự nhiên”. Theo đó, thủ thuật này bắt đầu từ một vết mổ nhỏ được thực hiện ở phía sau da đầu để loại bỏ 30 hoặc 40 nang tóc rồi khâu cẩn thận từng sợi một vào mí mắt của bệnh nhân. Chỉ sử dụng thuốc an thần nhẹ và gây tê cục bộ. Kỹ thuật này lần đầu tiên được áp dụng cho những bệnh nhân bị bỏng hoặc dị tật bẩm sinh ở mắt khi bị trụi hoặc không có lông mi. Nhưng giờ đây, với việc truyền bá làm đẹp, nên khoảng 80% khách hàng thực hiện vì lý do thẩm mỹ.
Bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ Thành Trung giải thích: “Phẫu thuật cấy ghép lông mi bao gồm việc di chuyển tóc từ một phần cơ thể (thường là phía sau đầu) đến vùng lông mi (mí mắt trên hoặc dưới). Điều này giúp đảm bảo hàng mi trông đầy đặn và dài hơn. Trong khi nhiều người cân nhắc phẫu thuật cấy ghép lông mi vì mục đích thẩm mỹ, những người từng bị chấn thương ở vùng mắt hoặc biến chứng do nhiễm trùng khi xăm cũng có thể quan tâm đến thủ thuật này.
Lông mi được cấy ghép có tuổi thọ bao lâu?
Không giống như nối mi đòi hỏi phải duy trì liên tục từ 6 - 8 tuần một lần, bác sĩ thẩm mỹ của Viện thẩm mỹ Mikky cung cấp: "Phẫu thuật cấy ghép lông mi đảm bảo kết quả lâu dài hơn vì về mặt kỹ thuật đây là một hình thức phẫu thuật cấy tóc. Kết quả là vĩnh viễn như những sợi tóc phía sau đầu, thường tồn tại suốt đời, trừ khi tình trạng rụng tóc hiếm gặp phát triển". Tuy nhiên, bác sĩ nhãn khoa và bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ mắt Nguyễn Thị Mai (BV FV) giải thích rằng sau phẫu thuật, lông mi sẽ cần được duy trì thường xuyên. Điều này là do chúng có thể phát triển lâu dài và có thể cần phải cắt tỉa. Lông mi cần được chăm sóc liên tục sau phẫu thuật. “Hãy nhớ rằng, những sợi lông mi được cấy thực chất là những sợi tóc trên da đầu, có nghĩa là chúng có thể dài ra và theo nhiều hướng khác nhau”.
Phục hồi lông mi
Lông mi mang lại khung thẩm mỹ cho mắt nhưng quan trọng hơn là có thể giúp ngăn bụi và mảnh vụn xâm nhập vào mắt. Mặc dù một số bác sĩ phẫu thuật thực hiện cấy ghép lông mi chỉ vì mục đích thẩm mỹ nhưng bác sĩ Cường Nguyễn thực sự tin rằng những kết quả này không đạt yêu cầu cả về mật độ lông mi lẫn độ tự nhiên. Đồng ý kiến với bác sĩ nhãn khoa kiêm PTTM mắt - Nguyễn Thị Mai, theo bác sĩ Cường Nguyễn (hội viên hội Phẫu thuật thẩm mỹ TP.HCM), việc cấy lông mi chỉ nên dành cho những trường hợp có vấn đề về chức năng, chẳng hạn như đối với những người sinh ra không có lông mi hoặc đã mất đủ lông mi để gây ra các vấn đề về chức năng của mắt.
Thay vào đó, ngày nay có nhiều phương pháp tốt hơn để làm dày lông mi yếu hơn hoặc phục hồi lông mi bị mất một phần thông qua Latisse (một phương pháp điều trị tại chỗ bằng prostaglandin) và nối mi tương ứng cùng nhiều cách làm đẹp cho mi. Theo bác sĩ Cường nên dành việc cấy ghép lông mi cho những cá nhân cần sự đột biến này. Chưa kể việc cấy mi sinh học đang được các TMV, spa quảng cáo rầm rộ là phương pháp xâm lấn, bác sĩ dùng đầu kim chuyên dụng hoặc máy chuyên dụng để độn một cái lỗ bờ mi, đưa lông sinh hoặc nang lông vào để cấy, điều này nếu không vệ sinh tuyệt đối có thể dẫn đến nhiễm trùng. Việc này cần được thực hiện bởi các bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ khéo tay và có nhiều kinh nghiệm để tạo ra một hàng mi an toàn và đẹp. Vùng cấy phải được theo dõi thường xuyên để lông mi có thể sống và phát triển tốt.