• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Sống khỏe

Chuẩn đoán và điều trị van tim

04/07/2016 14:35 GMT+7

Bệnh van tim nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị tốt có thể gây ra một số biến chứng như rối loạn nhịp tim, tắc mạch gây tai biến mạch máu não, nhồi máu phổi, suy tim, suy thận...

Bài: Bác sĩ Lê Thị Minh Hương

 

HINH CAU TRUC TIM-01


Hệ thống van tim đảm bảo cho máu lưu chuyển giữa các buồng tim theo một chu trình nhất định. Bình thường các van tim này là các cấu trúc thanh mảnh, mềm mại, cấu tạo bởi các lá van tim và được cố định bằng các dây chằng, cột cơ. Vì một nguyên nhân nào đó, các lá van này mất đi độ mềm mại, thanh mảnh, bị dày lên, dính vào nhau, bị vôi hóa hoặc các dây chằng cố định van tim bị sa xuống, bị đứt làm cho các van tim không hoạt động được bình thường dẫn đến các bệnh lý van tim. Khi các van tim trở nên dày và cứng hoặc dính các mép van làm hạn chế khả năng mở của van tim gây cản trở dòng máu gọi là tình trạng hẹp van tim. Khi các van tim đóng lại không kín do giãn rộng van, thoái hóa, dính, co rút hoặc các dây chằng van tim quá dài… làm cho dòng máu có thể trào ngược lại trong thời kỳ đóng van gây ra hiện tượng hở van tim. Các tổn thương hẹp và hở có thể gặp ở tất cả các van tim và đều có thể gây ra các rối loạn huyết động dẫn đến hậu quả bệnh lý từ mức độ nhẹ đến nặng.

Nguyên nhân của bệnh:


Nguyên nhân dẫn đến bệnh van tim phân thành hai loại: bẩm sinh hoặc mắc phải.

Cardiovascular-Disease

1. Nguyên nhân bẩm sinh

Xuất hiện các bất thường của van tim ngay từ khi mới sinh ra, ví dụ như hẹp van động mạch chủ do van động mạch chủ hai lá, hẹp van hai lá do van hai lá hình dù, hở van hai lá do xơ lá van, hở van ba lá trong bệnh Ebstein…

2. Nguyên nhân mắc phải có thể do:


- Thấp tim là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh van tim ở Việt Nam. Thấp tim có nguyên nhân là vi khuẩn liên cầu beta tan huyết nhóm A.
- Biến chứng của nhồi máu cơ tim gây đứt cơ nhú, đứt dây chằng (cột cơ) gây hở van tim…
- Viêm nội tam mạc nhiễm trùng gây thủng van, đứt dây chằng gây hở van.
- Suy yếu của các tổ chức dưới van gây hở van tim.
- Các bệnh hệ thống gây xơ hóa van như trong bệnh lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp.
- Các nguyên nhân khác: Thoái hóa van ở người cao tuổi, chấn thương u carcinoid, lắng đọng mucopoly saccharrd, hội chứng takayahu…

 

Q&A

BS Lê Thị Minh Hương - khoa chẩn đoán hình ảnh PKĐK Vigor Health

 

Thưa bác sĩ, việc chẩn đoán bệnh van tim diễn ra thế nào?
Bệnh van tim có thể được chẩn đoán dễ dàng qua thăm khám. Bác sĩ hỏi về các triệu chứng của người bệnh, tiền sử gia đình, bác sĩ có thể phát hiện tiếng thổi bất thường khi nghe tim. Khi đó bác sĩ có thể cho làm thêm một số xét nghiệm chẩn đoán khác.
- Điện tâm đồ: có giá trị chẩn đoán các rối loạn nhịp tim.
- X-quang tim phổi: Có thể cho biết các tổn thương như giãn các buồng tim, vôi hóa van tim, ứ huyết phổi và các tổn thương phối hợp khác.
- Siêu âm tim: Cho biết các tổn thương van tim là hẹp hay hở, mức độ hẹp, hở van, tình trạng van tim các tổ chức dưới van. Ngoài ra siêu âm tim còn cho biết các thông số quan trọng như: chức năng co bóp của tim (tần suất tống máu) áp lực động mạch phổi, các tổn thương tim khác. Đây là phương pháp thăm dò không chảy máu rất có giá trị để chẩn đoán xác định bệnh cũng như mức độ tổn thương và tiên lượng được diễn biến của bệnh, giúp cho hướng phương pháp điều trị phù hợp.
- Thông tim: Được chỉ định trong một số ít trường hợp để đánh giá chính xác tổn thương van tim, cơ tim, các mạch máu….


Phương thức điều trị bệnh van tim là gì?
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra các phương thức điều trị. Sau khi thăm khám chi tiết và các kết quả xét nghiệm cần thiết, bác sĩ sẽ cho chỉ định điều trị nội khoa hoặc điều trị can thiệp, phẫu thuật tùy từng trường hợp cụ thể.


Lời khuyên cho người bệnh van tim là gì?
Bệnh van tim là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh lý tim mạch, chiếm 50% số bệnh nhân nằm điều trị. Để việc điều trị đạt kết quả tốt, bệnh nhân cần:
- Cần biết mức độ và tình trạng hiện tại van tim của mình.
- Cần nói với bác sĩ và nha sĩ về bệnh van tim của mình trong mỗi lần khám chữa bệnh.
- Khi có các triệu chứng của nhiễm trùng như sốt, đau họng, đau nhức mình mẩy… cần khám ngay và điều trị chống nhiễm trùng tích cực.
- Vệ sinh răng miệng thường xuyên, loại bỏ cao răng, chăm sóc tốt răng và nướu.
- Dùng thuốc theo đúng hướng dẫn chỉ định của bác sĩ. Tái khám định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Nâng cao sức đề kháng của cơ thể bằng ăn, uống, sinh hoạt, làm việc,  nghỉ ngơi khoa học, hợp lý.

 

Triệu chứng lâm sàn các bệnh van tim thường gặp


Giai đoạn đầu khi bệnh còn ở mức độ nhẹ, người bệnh không cảm thấy có triệu chứng gì đặc biệt, rất nhiều trường hợp phát hiện bệnh van tim tình cờ khi đi khám sức khỏe. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, người bệnh có cảm giác mệt mỏi, tim đập nhanh, đau ngực, khó thở. Khó thở lúc đầu xuất hiện khi phải gắng sức sau đó khó thở tăng dần (khó thở cả khi nghỉ ngơi) và có thể có khó thở cả về đêm…

 

Bạn cần biết

Quả tim bình thường có bốn buồng tim là hai tâm nhĩ ở trên và hai tâm thất ở dưới. Giữa các buồng tim có các cấu trúc đơn đảm bảo cho tuần hoàn máu chỉ đi theo một chiều gọi là các van tim. Giữa nhĩ trái và thất trái có van hai lá cho máu đi một chiều từ nhĩ trái xuống thất trái, sau đó dòng máu qua van động mạch chủ vào động mạch chủ đưa máu đi nuôi toàn cơ thể. Giữa nhĩ phải và thất phải có van ba lá cho máu đi một chiều từ nhĩ phải xuống thất phải, sau đó dòng máu qua van động mạch phổi vào động mạch phổi đưa máu lên phổi để trao đổi oxy. Như vậy quả tim  bình thường có bốn cấu trúc van tim là van hai lá, van ba lá, van động mạch chủ, van động mạch phổi đảm bảo cho dòng máu luân chuyển theo một chu trình sinh lý.

 

 

Top
Top