Dân văn phòng và nỗi sợ kẹt xe giờ cao điểm: 'Cứ ra đường là tốn tiền'

23/05/2024 09:00 GMT+7

Dù là khi đi làm hay tan làm, phần lớn dân văn phòng đều khó có thể 'né' những khung giờ cao điểm đông đúc phương tiện, di chuyển khó khăn và tốn kém chi phí.

Mỗi ngày, vào khung giờ cao điểm từ 8h đến 9h sáng, và 17h đến 19h, tình trạng ùn tắc giao thông lại diễn ra tại các đô thị lớn. Ngoài sự mệt mỏi, căng thẳng, di chuyển vào các khung giờ này cũng tốn kém nhiều chi phí. Đây cũng là "nỗi sợ" của giới văn phòng khi phải đều đặn di chuyển trung bình hai lần mỗi ngày, nhất là trong bối cảnh kinh tế khó khăn.

'Đau ví' vì di chuyển giờ cao điểm

Dù ở hai thành phố khác nhau, nhưng Thu Hà (24 tuổi, Hà Nội) và Hải Nam (22 tuổi, TP.HCM) đều có chung một nỗi sợ, đó là chi phí xăng xe khi ra đường vào giờ cao điểm.

Với Thu Hà, dù nhà ở quận Hà Đông nhưng bạn đi làm tại quận Ba Đình, cách nhà hơn 10km. "Nhiều hôm chưa đến công ty đã tụt hết năng lượng, vì đường đông hơn bình thường, sợ muộn chấm công. Rồi có những ngày mình tan làm từ 17h nhưng phải 18h30, 19h mới về được đến nhà. Chưa kể còn phải ngoằn ngoèo, đi đường vòng trong những con ngõ nhỏ để thoát khỏi điểm tắc nhanh hơn" - cô nàng kể lại.

Thu Hà đang có suy nghĩ chuyển việc vì quá ám ảnh tình trạng tắc đường cùng chi phí xăng xe tốn kém (Hình ảnh minh họa)

Thu Hà đang có suy nghĩ chuyển việc vì quá ám ảnh tình trạng tắc đường cùng chi phí xăng xe tốn kém (Hình ảnh minh họa)

Theo Thu Hà, tình trạng này không chỉ gây mệt mỏi, khó chịu mà còn khiến cô vô cùng 'đau ví' vì tiền xăng. "Mình phải nhích từng chút một trong dòng xe, tắt máy hẳn cũng không được, mà cứ nổ máy để đó thì tốn xăng vô cùng. Giờ mỗi tuần cứ 200.000đ đến 300.000đ tiền xăng, tháng cũng cả triệu bạc rồi. Mình thích môi trường công việc hiện tại lắm nên cũng cố, nhưng nhiều vẫn tự hỏi liệu có đáng không...", cô nàng băn khoăn.

Còn với Hải Nam, cũng như bao sinh viên mới tốt nghiệp khác, luôn bận rộn với lịch trình dày đặc: ngày đi làm, tối lại miệt mài học thêm ở các lớp kỹ năng để trau dồi và giúp hồ sơ của bản thân thêm ấn tượng. Với lịch trình này, cậu bạn luôn phải tính toán thời gian đi lại. Bởi, chỉ cần tan làm trễ 10 phút thôi cũng đủ khiến Nam rơi vào tình cảnh kẹt xe và đến lớp muộn.

"Thực ra công ty mình cách chỗ học thêm không quá xa, nhưng di chuyển trong giờ tan tầm thường mất gần cả tiếng đồng hồ" - Hải Nam ngậm ngùi chia sẻ, "Đành chấp nhận đi đường vòng xa hơn để kịp giờ, nhưng lâu dần hao xăng quá. Mình đang tự lập tài chính nên cái gì bớt được thì bớt, chỉ có khoản chi phí đi lại này là chưa có cách nào tiết kiệm hiệu quả hơn".

Dân văn phòng và nỗi sợ kẹt xe giờ cao điểm: 'Cứ ra đường là tốn tiền'- Ảnh 2.

Gặp khó khi di chuyển vào giờ cao điểm, Hải Nam vẫn đang tìm cách tối ưu chi phí. (Hình ảnh minh họa)

Di chuyển tiết kiệm hơn nhờ đặt xe công nghệ

Trước những khó khăn đó, đặt xe công nghệ dần trở thành lựa chọn di chuyển tối ưu vào giờ cao điểm của dân văn phòng. Chia sẻ về thói quen này, Thảo Vân (23 tuổi, Hà Nội), phân tích: "Sau 2 năm đi làm, trải nghiệm cả tự lái xe, đi xe buýt và đặt xe công nghệ, mình và các đồng nghiệp đều thấy đặt xe công nghệ là tiện nhất vì không chỉ tiết kiệm thời gian, chi phí xăng xe mà cũng đỡ mệt mỏi phần nào".

Tuy nhiên, giá cước các ứng dụng đặt xe thường tăng cao vào giờ cao điểm lại là một nỗi trăn trở khác. Theo kinh nghiệm của Thảo Vân, cô và các đồng nghiệp thường so sánh cước phí giữa các ứng dụng đặt xe khác nhau "Hãng nào có cước phí rẻ nhất thì mình chọn thôi. Có những ngày cuối tháng 'xót ví' thì mình lại tự chạy xe, nhưng đi làm mệt mà gặp hôm nắng nóng hay mưa lớn, thêm tắc đường là muốn khóc ngay chỗ đó luôn", cô nàng chia sẻ.

Vân nói thêm: "Một năm trở lại đây mình hay đặt GrabBike Tiết kiệm vì giá cước tiết kiệm đến 20% so với GrabBike thông thường. Gần đây vào giờ cao điểm, app còn tự động áp dụng ưu đãi giảm thêm tới 20% nữa, mình thấy giá cả hợp lý rồi nên cũng chẳng tốn thời gian so sánh nữa, cứ thế là đặt luôn".

Dân văn phòng và nỗi sợ kẹt xe giờ cao điểm: 'Cứ ra đường là tốn tiền'- Ảnh 3.

Với Thảo Vân, đặt xe công nghệ khi di chuyển giờ cao điểm là một quyết định sáng suốt (Hình ảnh minh họa)

Theo Vân, dù không thể thoát khỏi cảnh tắc đường, nhưng ngồi sau xe của các bác tài công nghệ vẫn đỡ 'căng não' hơn. Chẳng hạn như, buổi sáng cô nàng vẫn có thể mua chiếc bánh mì rồi thong thả ăn trên đường đi làm, chiều về có thể lướt điện thoại hay trò chuyện với bác tài để chuyến đi đỡ buồn chán hơn.

Có thể thấy, với những nhân viên văn phòng như Thu Hà, Hải Nam hay Thảo Vân, đặt xe công nghệ có lẽ là giải pháp di chuyển 'vẹn cả đôi đường', đáp ứng đủ cả tiêu chí tiện lợi và tiết kiệm.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.