• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Sống khỏe

Đau vai gáy

25/07/2017 05:08 GMT+7

Đau vai gáy là bệnh thường gặp, đặc biệt là ở nhân viên văn phòng. Một khảo sát ở Hoa Kỳ cho thấy có đến 5.9% dân số bị đau vai gáy vào hầu hết các ngày trong vòng một tháng so với 10.5% dân số bị đau lưng. Một nghiên cứu trên 2146 người sử dụng máy tính tại Đan Mạch thì có đến 147 người bị đau vai gáy ngay tuần đầu tiên làm việc và ở nữ nhiều gấp hai lần nam giới.

Bài: Ths.Bs Nguyễn Thái Duy

 

55889779b6596.image

 

Đau vai gáy thường được nhắc đến là hội chứng vai gáy gồm nhiều triệu chứng thay đổi từ mức độ nhẹ đến nặng bao gồm đau và co cứng cơ vùng cổ vai, mỏi cổ, hạn chế vận động, đau đầu, chóng mặt, tê dọc cánh tay. Thường khó tìm ra nguyên nhân gây đau vai gáy, đôi khi bệnh có liên quan tới yếu tố tâm lý. Mức độ đau trong bệnh đau vai gáy được phân ra:

Độ 1: Đau nhẹ, không ảnh hưởng đến công việc hàng ngày;

Độ 2: Đau vừa, ảnh hưởng nhẹ đến các công việc hàng ngày;

Độ 3: Đau vai gáy kèm theo đau lan cánh tay;

Độ 4: Đau vai gáy không liên quan đến áp lực công việc, có thể do u hay gãy xương gây nên.

Chúng ta hãy dành một ít thời gian nghiên cứu tại sao tư thế không tốt lại gây ra đau cổ gáy. Các bạn hãy xem hai hình sau đây:

Cột sống là một trục chịu lực hoàn hảo của cơ thể, khi có sự cân bằng giữa các nhóm cơ vùng cổ thì trọng lực đầu sẽ ít gây tác động có hại nhất. Khi đầu cuối hoặc ngữa quá mức, các cơ vùng cổ gáy có nhiệm vụ giữ vững đầu sẽ chịu lực tải cao hơn mức bình thường và co cơ xảy ra để giữ vững đầu. Nếu điều này diễn ra trong thời gian dài sẽ gây nên đau vùng cổ gáy. Thói quen cúi đầu thấp khi sử dụng điện thoại di động và các thiết bị không dây trong thời gian dài cũng gây tác động xấu đến cột sống, tuy nhiên điều này thường hay bị bỏ xót trong quá trình điều trị.

Bác sĩ hỏi kỹ bệnh sử để tìm ra yếu tố liên quan đến khởi phát cơn đau như tư thế, yếu tố căng thẳng trong công việc hoặc các bệnh lý. Sau đó bệnh nhân sẽ được khám để đánh giá tầm vận động cơ vùng cổ gáy, tìm ra các dấu chứng để chẩn đoán bệnh, và đồng thời đánh giá các nguyên nhân cột sống và rễ thần kinh.

 

DT 

Thói quen cúi đầu thấp khi sử dụng điện thoại di động gây tác động xấu đến cột sống

 

Tu the ngoi 

Lưng khòm, cổ cúi ra phía trước làm trọng lực vùng đầu không đi qua trục chịu lực cơ thể gây căng cơ vùng cổ

 

Các phương pháp điều trị đau vai gáy gồm phương pháp không dùng thuốc và phương pháp dùng thuốc. Các phương pháp điều trị không dùng thuốc nhằm giúp bệnh nhân thay đổi thói quen sinh hoạt gây tác động xấu đến cùng cổ gáy kèm theo các biện pháp xoa bóp tại chỗ cũng giúp thư giản cơ giảm đau. Nếu bạn là nhân viên văn phòng, để phòng ngừa bệnh cũng như gióp phần điều trị hiệu quả khi làm việc bạn cần lưu ý:

- Tầm mắt ngang với 1/3 trên của màn hình máy tính.

- Khi đánh máy, hai cẳng tay nên đặt song song với mặt đất.

- Ghế cao vừa phải, hai bàn chân đặt thẳng lên sàn nhà để cho đùi song song mặt đất.

Cần phải hạn chế một vài thói quen xấu được cho là nguyên nhân gây ra đau cổ gáy ở bạn. Ví dụ, nếu bạn hay dán mắt hàng giờ vào điện thoại để xem phim, nhắn tin, cập nhật mạng xã hội thì cần phải giảm bớt thời gian sử dụng điện thoại. Nên cầm điện thoại cao lên ngang tầm mắt để làm cột sống cổ được thẳng hơn. Ở một số người có thói quen nằm xem phim hoặc đọc sách, điều này cũng nên hạn chế bớt. Khi ngủ bạn cần lưu ý, không dùng gối cao khi nằm ngửa, tuy nhiên nếu nằm nghiêng một bên thì gối không được thấp quá sẽ dẫn đến cột sống cổ bị nghiêng sang một bên gây đau.

 

Goi nam qua cao 1b 

Gối nằm quá cao

 

 Goi nam qua thap 1c

Gối nằm quá thấp

 

Goi nam phu hop 1a 

Gối nằm phù hợp

 

Các bạn cũng có thể tự tập các bài tập sau để giảm bớt đau vai gáy, và phòng ngừa bệnh. Các bài tập này rất đơn giản, và có thể tập ở bất cứ thời điểm nào. Bài tập này có ba động tác:

- Gập – duỗi cổ: Giữ cổ và lưng thẳng, mắt nhìn thẳng. Cúi đầu từ từ cho đến hết tầm vận động, giữ yên trong 10 giây sau đó ngửa cổ tối đa và giữ yên trong 10 giây rồi quay trở lại tư thế ban đầu.

 

2a Gap co

 

- Nghiêng cổ: Giữ cổ và lưng thẳng, mắt nhìn thẳng. Từ từ nghiêng cổ sang phải cho đến hết tầm vận động, giữ yên trong 10 giây sau đó quay trở về vị trí ban đầu. Tiếp tục thực hiện cho bên còn lại.

 

2b nghieng co

 

- Xoay cổ: Giữ cổ và lưng thẳng, mắt nhìn thẳng. Từ từ xoay cổ sang phải cho đến cuối tầm, giữ yên 10 giây và xoay cổ lại sang trái cho đến cuối tầm sau đó giữ yên 10 giây và quay về tư thế ban đầu. Khi trong giai đoạn đau cấp bạn cần được nghỉ ngơi và dùng thuốc, các bài tập trên chỉ sử dụng khi đã giảm đau. Sau khi tập luyện, có thể dùng khăn ấm chườm vùng cổ vai và xoa bóp để thư giản cơ và tăng tuần hoàn tại chỗ.

 

2c Xoay co

 

Thuốc được sử dụng trong điều trị đau vai gáy là các thuốc thuộc nhóm kháng viêm – giảm đau, thuốc giản cơ. Một số trường hợp trầm trọng có thể kết hợp với thuốc giảm đau thần kinh. Các trường hợp bệnh có liên quan đến căng thẳng thần kinh có thể sử dụng thêm các nhóm an thần. Bạn chỉ nên sử dụng các thuốc ở trên sau khi đã được bác sĩ hỏi, thăm bệnh và kê toa. Tóm lại, đau vai gáy là bệnh rất thường gặp, đặc biệt là ở đối tượng nhân viên văn phòng. Bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng thường gây ảnh  hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và công việc. Thay đổi thói quen làm việc ở tư thế xấu, luyện tập thể dục và sử dụng thuốc là những biện pháp hữu hiệu có thể giúp giảm bệnh

 

Q & A: ThS.BS Nguyễn Thái Duy – Phòng khám đa khoa Vigor health


Tôi bị đau vai gáy, kèm theo tê dọc cánh tay bên phải. Đó là biểu hiện của bệnh lý gì?

Chào bạn! Đau vai gáy thường nguyên nhân hay gặp là do tư thế xấu tác động đến cột sống, tuy nhiên một số tình trạng bệnh như thoái hóa cột sống cổ, hiếm gặp hơn là u vùng cổ có thể dẫn tới chèn ép rễ thần kinh ở đám rối cột sống cổ gây đau và tê lan xuống vai và cánh tay. Trường hợp bạn đau vùng cổ kèm tê dọc cánh tay cần được thăm khám lại vùng chi bị ảnh hưởng, chụp X-quang kiểm tra nơi rễ thần kinh đi ra từ tủy cổ có bị hẹp hay không, các biện pháp thăm dò sâu hơn có thể gồm đo điện cơ hoặc chụp MRI để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và điều trị hợp lí.
Dân gian ta thường hay nói. Ăn gì bổ nấy; tôi bị đau xương khớp ăn chân giò hầm hoặc chân gà có giảm triệu chứng hoặc phòng được bệnh không? Phòng bệnh hay điều trị bệnh thì phải xuất phát từ nguyên nhân nên khái niệm ăn gì bổ nấy thì chưa được chính xác trong trường hợp này. Mặt khác nếu vẫn còn sinh hoạt không đúng cách thì vẫn không điều trị được bệnh. Trong một số trường hợp thì ăn uống không đúng cách còn ảnh hưởng đến sức khoẻ. Cảm ơn bạn!

 

HINH MINH HOA

Top
Top