Khi dịch vụ Made-To-Order (tự thiết kế theo nhu cầu) của Jimmy Choo tiếp tục có mặt tại Manila (Philippines), các diễn đàn thời trang lại dấy lên các chủ đề về thiết kế cá nhân một cách sôi nổi.
Nhà mốt này tự giới thiệu: "Nhà Jimmy Choo được thành lập trong không gian của nghề thủ công, luôn tạo ra những tác phẩm bespoke tuyệt đẹp. Theo tinh thần thủ công sáng tạo, dịch vụ Made-To-Order mang đến cho khách hàng châu Á những sản phẩm độc đáo nhất trong các bộ sưu tập (BST) mới nhất ". Điều này nói lên đặc tính của xu hướng thời trang độc bản thông qua dịch vụ tự thiết kế đang rất được quan tâm hiện nay.
Made-To-Order cho phép người tiêu dùng trải nghiệm thời trang ngay tại showroom. Thay vì dành cả giờ đồng hồ mô tả những điều mình thích, các tín đồ có thể chọn một bộ cánh trong BST mới nhất hoặc một kế mang tính biểu trưng của hãng và chỉ ra các mong muốn thay đổi theo sở thích từ chất liệu, phụ liệu đến các kỹ thuật trang trí. Dưới sự hướng dẫn của các nhà thiết kế sản phẩm hoàn thiện vẫn đảm bảo tính thời trang cao cấp và tính độc bản đầy kích thích.
Với dịch vụ Made-To-Order, sau khi quyết định thiết kế của khách được hoàn thiện, nhóm nghệ nhân lành nghề của hãng sẽ chế tác. "Mọi sản phẩm riêng kiểu này của Jimmy Choo được giao trong một hộp nhung độc quyền - thực sự là một dịch vụ xa xỉ từ đầu đến cuối…", một khách hàng nhận xét
JIMMY CHOO
Dịch vụ Made-To-Order thịnh hành khiến thuật ngữ bespoke (một thuật ngữ dạng tính từ mô tả cho một loại hàng hóa thương mại được chế tác cho một khách hàng theo nhu cầu cá nhân hoặc phù hợp với phong tục, thị hiếu của người sử dụng với số lượng đặc biệt hạn chế, có bao hàm sự độc quyền) được gắn liền với các xu hướng thời trang mở ăn khách
VOGUE
"Made-to-Order là xu hướng của thế kỷ 21, mang đến cho mỗi khách hàng cơ hội tham gia vào quá trình tạo ra đôi giày hoặc chiếc túi mơ ước của chính mình. Bằng cách tự lựa chọn, mỗi tín đồ là người tiêu dùng thời trang sành điệu và cũng là chủ sở hữu một sản phẩm thời trang sáng tạo. Điều này rất ý nghĩa với những người có đam mê thời trang cao cấp - họ có cảm giác được biến mình thành một nghệ sĩ trong lĩnh vực thời trang", Sandra Choi, Giám đốc sáng tạo của Jimmy Choo, nói.
VOGUE
Là khách hàng của nhiều thương hiệu thời trang xa xỉ, nhà thiết kế Phạm Ngọc Anh nhận xét: "Các nhà mốt cao cấp như Jimmy Choo, Hermès luôn nỗ lực trong việc nâng cấp trải nghiệm thời trang cá nhân cho khách hàng. Mô hình dịch vụ kiểu này đề cao quan điểm, cảm xúc thời trang cá nhân khiến khách hàng thấy được phục vụ kỹ lưỡng hơn, giúp họ nhận ra trong thế giới thời trang xa xỉ thì cảm xúc với sản phẩm được chú trọng hơn giá trị vật chất"
PHẠM NGỌC ANH
Nhà thiết kế cũng nhấn mạnh: “Khi làm thương hiệu La Phạm mình tính toán điều này đầu tiên. Cùng khách hàng làm nên một sản phẩm mang tính thời điểm, biến niềm vui của họ thành kỷ niệm đẹp có tính hấp dẫn cao".
PHẠM NGỌC ANH
"Dịch vụ tự thiết kế mở ra cơ hội cho khách hàng được collab cùng các thương hiệu xa xỉ để tạo ra những thiết kế hay những sản phẩm mang màu sắc cá nhân. Điều này rất thú vị, trước đây, chúng tôi - những tín đồ của thời trang xa xỉ không dễ gì có được cơ hội như thế…", chị Lan Anh, Giám đốc sáng tạo thương hiệu thời trang Eunoia, chia sẻ.
"Made-to-Order yêu cầu sự phục vụ phải kỹ lưỡng hơn, sự kết nối (giữa nhà thiết kế, thợ thủ công của hãng với khách hàng) chặt chẽ hơn, đồng thời cũng đòi hỏi sự giám sát cao hơn từ nhà sản xuất trước các lựa chọn của khách để sản phẩm hoàn thiện vừa mang đậm dấu ấn cá nhân vừa đảm bảo vẫn đúng tinh thần thương hiệu, định hướng (hoặc thông điệp) của BST từng mùa…", chị Lan Anh nhấn mạnh.