• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Tận hưởng

Đô thị thông minh và những giá trị cốt lõi

22/06/2020 11:00 GMT+7

Để phát triển đô thị thông minh, bền vững, phải dựa vào năm trụ cột: Chất lượng bền vững; Giảm tiêu hao năng lượng; Tiết kiệm nguồn lực; An toàn cho sức khỏe và Giảm tác hại đến môi trường. Trong xây dựng, sơn và các vật liệu xây dựng là yếu tố quyết định không nhỏ đến chất lượng của công trình.

1. Xây dựng thông minh

Để phát triển theo hướng thông minh, xây dựng được coi là nền tảng cơ sở khi đây là bước đầu tiên để hình thành nên các đô thị. Trong ngành này, đã có nhiều giải pháp thông minh trong ngành xây dựng được đề xuất và áp dụng. Các công trình sử dụng năng lượng tự tái tạo như hệ thống pin mặt trời, hay các hệ thống chiếu sáng thông minh bằng cảm biến trong các tòa nhà để tiết kiệm năng lượng tối đa cũng được ưu tiên hơn.

 

2. Con người, các cư dân sẽ điều hành đô thị

Chìa khóa của việc xây dựng các đô thị thông minh tương lai chính là con người, là các cư dân sẽ điều hành đô thị. Dù là công nghệ hay vật liệu, kỹ thuật gì, các thành phố phải trở nên bền vững hơn và góp phần củng cố cuộc sống của các công dân đang sống tại đó. Bà Pamela Phua, Tổng giám đốc Sơn trang trí AkzoNobel Việt Nam, chia sẻ:  Trên hết, chìa khóa của việc xây dựng các đô thị thông minh tương lai chính là con người, là các cư dân sẽ điều hành đô thị. Chính vì thế, theo quan điểm của AkzoNobel, dù là công nghệ hay vật liệu, kỹ thuật gì, các thành phố phải trở nên bền vững hơn và góp phần củng cố cuộc sống của các công dân đang sống tại đó. Sau đó, quan trọng không kém là giải quyết những thách thức trong việc giảm thiểu tiêu thụ năng lượng và tác động đến môi trường”.

3. Cải tiến công nghệ theo hướng xanh, thông minh

Vườn trong khuôn viên nhà ở với những mảng tường xanh, vườn treo, công viên trên cao… không những làm tăng tính thẩm mỹ mà còn giúp tiết kiệm năng lượng, giảm tiếng ồn... Gạch thông minh giúp điều hòa nhiệt độ công trình, kính tán xạ giúp giảm nhiệt và tiêu thụ năng lượng, công nghệ sơn giúp các tòa nhà giảm nhiệt độ bề mặt tường tới 5oC, qua đó giúp giảm 10% - 15% chi phí năng lượng làm mát nhờ khả năng tối đa hóa phản xạ năng lượng mặt trời

4. Vật liệu thông minh

Lĩnh vực vật liệu cho thấy bước tiến dài về công nghệ, tính năng đột phá gây bất ngờ cho giới xây dựng. Công nghệ mới trong sơn chống lại các loại nấm mốc và vi khuẩn độc hại. giúp trung hòa mùi sơn trong không khí và có khả năng hấp thụ formaldehyde (một loại chất cấm trong thực phẩm) góp phần tạo nên các không gian sống trong lành, thân thiện với sức khỏe con người. Hay bê tông tự chảy giúp mọi loại vật liệu đông cứng chỉ sau 5 giờ, bê tông cốt thủy tinh phủ nano có khả năng biến tấu đa dạng.

Khi trách nhiệm xã hội được ưu tiên quan tâm đồng hành cùng công cuộc xây dựng và phát triển thì việc ra đời các vật liệu thông minh đáp ứng được nhu cầu của các mô hình thành phố thông minh tương lai sẽ phần nào giúp giảm gánh nặng vấn đề xã hội và góp phần tạo nên chuẩn mực mới cho các công trình trong thời đại mới.

 
Top
Top