Các hoạt động sản xuất sẽ nhanh chóng được tiến hành với sản lượng ước tính là 1,5 triệu khẩu trang/tháng. Dự án này không những giúp bảo vệ sinh mạng con người mà còn đóng góp cho sự phát triển kinh tế từ việc nhập nguyên vật liệu và đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động. Protec hiện có 200 công nhân, một số lượng lớn trong số đó là những người khuyết tật, họ thường gặp rất nhiều khó khăn khi tìm việc làm. Với dự án này của nhà máy, tất cả công nhân sẽ có việc làm và có thể tiếp tục nuôi sống bản thân và gia đình.
“Ý và Mỹ là 2 quốc gia chúng tôi hướng đến đầu tiên, tiếp theo đó là các quốc gia Châu Âu và các nước nghèo”, ông Greig Craft, Chủ tịch và là nhà sáng lập Quỹ AIP và nhà máy Protec chia sẻ. “Ý và Việt Nam có mối quan hệ đặc biệt bởi vì một nhóm các bác sỹ người Ý đã cùng chúng tôi thực hiện hàng trăm ca phẫu thuật tái tạo bộ phận sinh dục miễn phí cho trẻ em trong vòng 9 năm qua. Khi dịch COVID-19 xảy ra, tôi đã tự hỏi mình có thể làm gì với nhà máy và lực lượng nhân công sẵn có để tham gia cuộc chiến chống lại dịch bệnh này? Là một người Mỹ sinh sống tại Hà Nội, tôi cảm thấy có trách nhiệm với quê nhà bên Mỹ của mình”.
Quỹ FIA và Liên đoàn Ô tô quốc tế FIA là những tổ chức tiên phong về an toàn giao thông đường bộ toàn cầu cùng hợp tác với Tổ chức y tế Thế Giới và Liên Hiệp Quốc. Giám đốc Quỹ FIA Saul Billingsley cho biết “Quỹ AIP và nhà máy Protec là hai đơn vị có uy tín quốc tế, các hoạt động của họ góp phần cứu sống nhiều sinh mạng. Quỹ FIA tự hào khi cùng đồng hành với họ trong việc sản xuất khẩu trang y tế. Chúng tôi hi vọng rằng việc hợp tác này sẽ góp phần giảm thiểu tình trạng thiếu nguồn cung cho các quốc gia đang nỗ lực chống lại dịch COVID-19”.