• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Sống khỏe

Hiểu đúng về thuốc gây tê trong làm đẹp

30/06/2015 07:16 GMT+7

Sử dụng thuốc tê trong phẫu thuật thẩm mỹ luôn là điều trở ngại với nhiều người vì họ sợ ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí mất mạng như chơi. Thực tế thuốc tê có nhiều rủi ro như mọi người vẫn tưởng hay không? Giải đáp của Bác sĩ Nguyễn Văn Cường- Khoa Gây mê hồi sức BV Y khoa Phạm Ngọc Thạch sẽ giúp bạn hiểu rõ hơnvấn đề này!

BÀI: Trần Lệ Thủy.

 

Thuốc tê là gì?

 

Thuốc tê là gì?

 

Thuốc tê là những chất hóa học tổng hợp mà khi vào cơ thể ít gây hoặc không gây kích thích, có tác dụng ức chế dẫn truyền xung thần kinh, khi ngấm vào dây thần kinh thì sự dẫn truyền bị ngưng tạm thời. Nếu là dây thần kinh đi từ ngoại biên lên vỏ não thì sẽ làm mất cảm giác, nếu là dây thần kinh từ vỏ não đi xuống thì gây liệt vận động.

 

Kỹ thuật gây tê được thực hiện thế nào?

Các kỹ thuật gây tê có thể được chia ra như sau: Gây tê bề mặt. Gây tê tại chỗ -gây tê lớp. Gây tê vùng. Gây tê trong xương. Gây tê tĩnh mạch. Gây tê ngoài màng cứng (NMC), gây tê NMC qua khe xương cùng. Gây tê tủy sống. Gây tê các thân thần kinh. Riêng trong phẫu thuật thẩm mỹ hiện nay hầu hết chỉ sử dụng 2 phương pháp gây tê chủ yếu: Gây tê vùng và gây tê cục bộ.

 

Vậy gây tê cục bộ và gây tê tại chỗ đều là một?

Đây đều cùng một phương pháp, chỉ khác cách nói, diễn đạt. Gây tê tại chỗ là bơm thuốc tê ngay vào trong vùng định mổ, thuốc tê ngấm đến đâu thì tê đến đó. Nó khác với gây tê bề mặt ở chỗ không những làm tê ngọn thần kinh, mà tê cả nông và sâu.

 

Gây tê vùng có phải là chích vào tủy sống?

Đúng! Gây tê vùng là làm tê một vùng rộng hơn. Tê vùng là chích thuốc tê vào tủy sống hay ngoài màng cứng. Người ta chích thuốc tê vào tủy sống và những rễ thần kinh tương ứng. Tê vùng làm mất cảm giác một vùng lớn của cơ thể như bụng, lưng hay hai chân, tay.

 

Trong pttm thường sử dụng loại thuốc gây tê cục bộ?

Trong PTTM thường sử dụng loại thuốc gây tê cục bộ?

 

Sử dụng thuốc gây tê cục bộ sẽ giúp bệnh nhân giảm cảm giác đau đớn trong PTTM. Thuốc gây tê cục bộ là những thuốc có tác dụng gây tê một bộ phận nhỏ, cụ thể nào đó trên cơ thể (mí mắt, răng, ngón tay…) do ức chế sự dẫn truyền thần kinh từ các dây thần kinh ngoại biên đến não. Vì vậy, thuốc chỉ làm mất cảm giác đau nhưng không làm mất ý thức và thời gian tác dụng thường chỉ kéo dài trong vài giờ. Gây tê cục bộ được sử dụng trong nha khoa (sử dụng gây tê trong nhổ hay trám răng, giúp giảm đau khi thoa trực tiếp lên vùng răng, miệng bị tổn thương như: viêm nướu, sâu răng, loét miệng…). Nhãn khoa (sử dụng gây tê trong tiểu phẫu các bệnh lý về mắt như: mắt bị chắp, lẹo, đục thủy tinh thể…), da liễu: (sử dụng gây tê trong các phẫu thuật nhỏ về da như loại bỏ mụt ruồi, mụn cóc…

 

Vậy là xăm môi, xăm mắt cũng nên sử dụng thuốc gây tê cục bộ?

Đúng! Sử dụng gây tê trong xăm môi, xăm mắt, hút mỡ bụng, ngay cả tiểu phẫu nhỏ về da như loại bỏ mụt ruồi, mụn cóc… sẽ giúp bệnh nhân ít bị ảnh hưởng đến sức khỏe, không làm mất ý thức của họ.

 

Tôi rất muốn xăm một hình nhỏ nơi cánh tay, nếu sợ đau tôi có thể sử dụng thuốc gây mê thay gây tê?

Sai. Chẳng ai bao giờ phải gây mê để làm xăm hình cả, cũng không nên tiêm thuốc gây tê để giảm đau vì thuốc gây tê ảnh hưởng đến màu mực. Một lý do khác nữa là thuốc gây tê tiêm nếu sử dụng không đúng liều có thể ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe đặc biệt là những người có bệnh liên quan đến tim mạch, huyết áp, gan, thận.

 

Sử dụng thuốc gây tê không đòi hỏi bác sĩ chuyên khoa?

Sai! Trong quá trình phẫu thuật thẩm mỹ, hai thủ thuật được quan tâm nhiều nhất đó chính là thủ thuật gây tê và gây mê. Gây tê có thể được làm tại các thẩm mỹ viện tư với đòi hỏi bác sĩ chuyên khoa kinh nghiệm. Tuy nhiên, trong quá trình gây tê, nếu không thử thuốc trước sẽ dẫn đến tình trạng sốc phản vệ. Mặc dù sốc phản vệ ít khi xảy ra nhưng khi bệnh nhân nào gặp phải mà không được hồi sức cấp cứu kịp thời, nguy cơ tử vong sẽ cao. Bởi sốc phản vệ do cơ địa dị ứng sẽ dẫn đến trụy tim mạch, nên rất nguy hiểm.

 

Tai biến có thể xảy ra khi sử dụng thuốc gây tê cục bộ?

Đúng. Thuốc gây tê cục bộ thường được sử dụng trong các phẫu thuật nhỏ của phẫu thuật thẩm mỹ, nha khoa, nhãn khoa... thuốc tuy tương đối an toàn, nhưng trong một số ít trường hợp có thể gây ra các tai biến như: rối loạn nhịp tim, suy hô hấp, dị ứng với thuốc, thậm chí dẫn đến tử vong!

 

Tai biến có thể xảy ra khi sử dụng thuốc gây tê cục bộ?

 

Thuốc tê ít gây biến chứng nên sử dụng nhiều không sao?

Sai. Không phải vì thuốc tê ít gây biến chứng mà nhiều người sử dụng vô tội vạ. Thực tế các bác sỹ chuyên khoa thần kinh đã cảnh báo, trong đời một con người nếu lạm dụng thuốc tê quá 10 - 14 lần với bất kỳ số lượng hay sử dụng thuốc gây tê chất lượng tốt như thế nào cũng ảnh hưởng đến hệ thần kinh, biểu hiện dễ thấy ra ngoài nhất là sự suy giảm trí nhớ, nói lắp... Bởi vì thời gian tác dụng gây tê quá ngắn, thuốc thường được thêm chất co mạch adrenalin để kéo dài tác dụng cục bộ của thuốc nên nếu dùng thuốc gây tê quá mức có thể gây thiếu máu cục bộ. Tác dụng phụ của thuốc gây tê thường là hạ huyết áp, nhịp tim chậm. Tác dụng trên thần kinh như gây vật vã, suy hô hấp và co giật. Ở liều cao tiêm vào mạch máu, thuốc ức chế thần kinh trung ương làm trung tâm dưới vỏ thoát ức chế gây co giật. Ở những người lo âu, nhút nhát, thần kinh dễ bị kích thích thì tai biến dễ xảy ra vì vậy cần có thuốc an thần trước khi gây tê.

 

Nhiễm độc thuốc gây tê chỉ ảnh hưởng đến hệ thần kinh?

5134616

 

Sai! Thực ra, nhiễm độc thuốc gây tê chủ yếu ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương và cả hệ tim mạch, tuy nhiên, các biểu hiện ở hệ thần kinh trung ương thường gặp hơn và xảy ra sớm hơn so với các biểu hiện ở hệ tim mạch nên ảnh hưởng tới tim mạch ít khi nhắc đến. Các biểu hiện nhiễm độc cấp tính thường xảy ra do nồng độ thuốc tăng nhanh trong máu. Do đó, khi tiêm nhanh một liều nhỏ của thuốc gây tê cũng có thể gây ra các biểu hiện nhiễm độc cấp tính.

 

Người bị các bệnh lý tim mạch, huyết áp cao, máu không đông... Nên sử dụng phương pháp gây tê hơn gây mê?

Sai! Bệnh nhân mang những bệnh lý kể trên rất dễ bị sốc phản vệ khi tiêm thuốc tê vào người. vì vậy cần “khai báo” cụ thể tình trạng bệnh lý của mình với bác sĩ để đưa ra kỹ thuật an toàn nhất.

 

Thuốc gây tê càng có tác dụng kéo dài, ảnh hưởng sức khỏe càng cao?

Đúng! Sự hấp thụ toàn thân của các thuốc gây tê tại chỗ có thể làm tăng nồng độ thuốc trong huyết thanh, dẫn tới gây độc cho hệ thần kinh và tim mạch. Thuốc càng tác dụng kéo dài, khả năng gây ngộ độc càng cao, bao gồm hủy thần kinh với biểu hiện tróc da, hoại tử mô xung quanh.

 

Có thể test thử thuốc tê trước khi sử dụng cho bệnh nhân để loại trừ nguy cơ phản ứng dị ứng?

Sai! Phản ứng của thuốc gây tê thuộc loại dị ứng không qua trung gian miễn dịch. Lần tiếp xúc đầu tiên có thể sốc phản vệ ngay luôn nên nếu làm liều test thì cũng là lúc tạo cho bệnh nhân tiếp xúc lần đầu, có thể bị choáng phản vệ ngay. Như vậy sẽ nguy hiểm hơn nữa nên các bác sĩ không làm liều test mà cứ chích thuốc tê, nếu xảy ra phản ứng đó sẽ xử trí luôn. 

 

 

Top
Top