Mê Linh (dịch)
Behati Prinsloo
Prinsloo đến từ Namibia, là một cái tên không được nhiều người biết đến, nhưng cô người mẫu Victoria’s Secret nhanh chóng khai thác vị trí bán ngôi sao của mình để khẳng định quan điểm trên mạng.
Cùng tham gia với cô để khiến cho gã thợ săn Walter J. Palmer ê chề còn có siêu mẫu kiêm diễn viên Cara Delevingne, người gán cho gã thợ săn “một lời xin lỗi hèn hạ của loài người” khi đăng trên Twitter.
Phương tiện khai thác sự nghiệp
Họ chỉ là những người gần đây nhất trong đội ngũ ngôi sao sàn diễn thời trang ngày càng hiểu biết giá trị truyền thông, tham gia Instagram, Twitter hoặc Facebook để chia sẻ chính kiến và nguyên tắc với người hâm mộ. Nhiều người đang tạo dựng tên tuổi như là người phát ngôn tự xưng cho bất cứ mục đích nào, đồng thời đánh bóng thương hiệu của họ và lật ngược quan điểm rằng người mẫu chỉ là móc áo hàng xa xỉ.
Jourdan Dunn
Nhanh chóng nắm lấy vai trò người mẫu của mình nhằm quảng cáo cho quần áo mà mình đang mặc gắn liền với chính nghĩa (đồng thời khai thác cơ hội đánh bóng hình ảnh), Jourdan Dunn trong lúc nghỉ giải lao, liên tục đăng tải hình ảnh đi diễn trong chiếc áo thun với dòng chữ “Thời trang chống Ebola” trên Instagram.
Nhận định rằng hình ảnh có thể chứng minh một cách hùng hồn, người mẫu răng thưa nổi tiếng Lindsey Wixson đăng hình ảnh của mình trên trang bìa Harper’s Bazaar Thái Lan kèm theo tiêu đề “Sức mạnh phái yếu”.
Cara Delevingne
Không kém cạnh, Cara Delevingne khẳng định cô đấu tranh cho bình đẳng sắc tộc bằng cách đăng trên Instagram tranh cổ động cùng dòng chữ “Mạng sống của người da đen cũng quan trọng”. Thông điệp của cô dường như đạt hiệu quả mong muốn, tạo nên sự đồng lòng trong số 17 triệu người theo dõi, và gây ấn tượng mạnh, khi một người hâm mộ thổ lộ, “Điều này khiến tôi thích em hơn”.
Một số ngôi sao sàn diễn thời trang dường như đang lên tiếng chỉ vì họ có thể. “Mạng xã hội tạo điều kiện cho người mẫu sân chơi mà họ không có trước kia”, Sara Ziff, nhà sáng lập Model Alliance, tổ chức lao động phi lợi nhuận, bày tỏ.
Cụ thể Instagram “đem đến cho những người phụ nữ này các phương tiện thể hiện quan điểm, quyền kiểm soát hình ảnh, thương hiệu và thông điệp của họ”, bà Ziff nói.
Người ta cũng mong chờ những phụ nữ này hành động như những tấm gương trên mạng xã hội và bà Ziff nhấn mạnh “họ có quyền phát biểu khác với thương hiệu son môi họ dùng”.
Cara Delevingne
Hiểu biết nhất và có tiếng nói nhất, một số người mẫu với hàng triệu người theo dõi đang đấu tranh cho chuyện chính nghĩa khác nhau như cảnh ngộ của sư tử Cecil tội nghiệp và em của Cecil, bày tỏ quan điểm một cách lịch sự về các vấn đề phụ nữ, bình đẳng giới, quyền của người đồng tính nam, và trong một số trường hợp hiếm hoi hơn, tuyên bố ủng hộ cho các ứng cử viên chính trị.
Avery McCall sử dụng vị trí đang lên của mình (cô diễn cho chương trình Alexander McQueen và Christopher Kane) để kêu gọi sự ủng hộ cho ứng cử viên tổng thống Hillary Rodham Clinton. “Mục đích số 1 của tôi là dùng tiếng nói thu hút thế hệ trẻ”, cô giải thích với tạp chí Teen Vogue hồi tháng 5. “Tôi nhìn thấy nhiều chỗ trống cho việc tác động trên mạng xã hội đầy hứa hẹn trong giới thời trang”.
McCall 17 tuổi và những người khác chịu ơn các bậc tiền bối ví dụ cựu người mẫu uy tín Sara Ziff, ngôi sao sáng của giới thời trang Christy Turlington Burns, người hoạt động tích cực với các vấn đề sức khỏe sinh sản dù người ta có thể cho rằng chuyện đó giúp cô mở rộng thương hiệu và làm người mẫu lâu năm hơn.
Tất cả đều bình thường
Ngày nay, số lượng người ủng hộ nhất định không chỉ đáng hoan nghênh mà còn hết sức cần thiết, cách quan trọng để một người mẫu vươn đến những đối tượng mua quần áo mà cô biểu diễn.
“Khách hàng của chúng tôi hi vọng nhận được bình luận trên mạng xã hội”, Paula Schneider, giám đốc điều hành Hãng thời trang American Apparel nói trong lần phỏng vấn với tạp chí Marie Claire. “Họ nghĩ đó là một phần cuộc sống của họ”.
Bà Paula Schneider cũng cho biết thêm, nhằm phản ánh suy nghĩ của hàng triệu người những người đã thay đổi thái độ thờ ơ và mỉa mai sang “thật thà, chân thành”, như Jessica Goldstein đã viết trên blog ThinkProgress.
Sự hứng thú của họ rất sống động. Hàng triệu người “muốn biết toàn bộ câu chuyện đằng sau người của công chúng trong cuộc sống hàng ngày”, Rob Gregory, nhà điều hành WhoSay, phương tiện phổ biến mạng xã hội dành cho những ngôi sao và người theo dõi họ. “Họ muốn biết quan điểm xã hội của những người đưa ra gợi ý thời trang cho họ. Họ mong chờ các sao có ý kiến về các vấn đề quan trọng”.
Tất cả những chuyện này giải thích cho lý do tại sao một số công ty uy tín chỉ bảo các người mẫu lên tiếng trên mạng. “Chúng tôi khuyến khích các tài năng hãy là chính họ”, theo Vicky Yang, phụ trách tiếp thị Công ty người mẫu Society Management, đơn vị đại diện cho người mẫu Kendall Jenner.
“Chúng tôi nhắc họ theo dõi các sự kiện thời sự và không tập trung toàn bộ sự chú ý vào đôi giày họ sẽ mang trong mùa tới”, bà Yang chia sẻ.
Công ty gợi ý cho các người mẫu hướng đến các vấn đề như nạn đói thế giới, giáo dục cho trẻ em gái, và phân biệt chủng tộc. “Chúng tôi muốn những người phụ nữ này nêu quan điểm và rút ra những điều mà họ đam mê để đưa chúng vào trong mục đích mà họ muốn theo đuổi”.
Behati Prinsloo
Về góc độ tiếp thị, chiến lược áp dụng là nhấn mạnh “sự chân thành” của người mẫu, bà cho hay. Tuy nhiên, vẫn có những giới hạn. “Chúng tôi không muốn kiểm duyệt, nhưng chúng tôi đưa ra chỉ dẫn khi cần”, bà Yang khẳng định. “Chúng tôi khuyến khích người mẫu thu hút mọi người nhưng không cách biệt với bất cứ ai, và tránh xa những chủ đề nhạy cảm”.
Nói một cách ngắn gọn, người hâm mộ không thể tìm thấy thần tượng tham gia vận động cho quyền sống hoặc chống sự vi phạm lao động trẻ em ở các nhà máy xa xôi nơi họ sống và làm việc. (Tại sao lại cắn vào tay những người đang cho họ ăn?).
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, không đưa ra ý kiến không có nghĩa là tên tuổi mờ nhạt hoặc tên tuổi sẽ được biết đến hơn. “Trong thời đại mạng xã hội này, bạn không thể thờ ơ nếu mọi người liên tục đề cập đến “Mạng sống của người da đen cũng quan trọng”, trong khi bạn không bày tỏ sự thông cảm hoặc sự đoàn kết”, bà Ziff bộc bạch.
Người ta cho rằng nếu bạn không có gì để nói, hoặc hơn nữa là để cho, bạn chỉ sở hữu gương mặt xinh xắn”, bà kể thêm.
“Biểu tình” nhân danh thời trang |
Sự hứng thú thể hiện bản thân của giới người mẫu trong thời gian gần đây không thoát khỏi con mắt của Karl Lagerfeld. Trong chương trình thời trang Chanel mùa xuân hè 2015 diễn ra vào mùa thu năm ngoái tại Paris, ông đã để người mẫu “nổi dậy” với hàng loạt tấm bảng hiệu mỉa mai. Dẫn đầu là Cara Delevingne, đội quân người mẫu cầm các tấm bảng hiệu giả biểu tình “Ly dị cần được áp dụng cho tất cả mọi người”, và “Các chàng trai cũng cần mang thai!”, “Ưu tiên cho phụ nữ”… cho thấy các hoạt động đang trở thành mốt. |