• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Tận hưởng

Mông Cổ: Những con đường lãng mạn mà khốc liệt

17/09/2015 10:27 GMT+7

Nếu người ta thường nói, “những điều thú vị nằm ở đường đi chứ không phải là ở đích đến”, thì đó chính là những con đường ở Mông Cổ. Quốc gia Bắc Á này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp hoang sơ của những thắng cảnh thiên nhiên, bởi nét cổ kính của những tu viện, mà còn bởi những con đường. Là vì đường sá ở đây không hoàn toàn giống như những gì bạn có thể hình dung. Ở đó có một vẻ đẹp hết sức lãng mạn nhưng cũng không kém phần khốc liệt.

Bài & ảnh: Kim Vân

 

20150802 133453

 

Vừa qua khỏi con đường trải nhựa của thủ đô Ulan Bator không xa, chúng tôi lọt vào giữa không gian xanh ngút ngàn của thảo nguyên, trải dài như vô tận. Và những con đường trên thảo nguyên mới là điều mà tôi muốn kể…

 

Những con đường tự phát

Chúng ta chắc hẳn đều đã quen thuộc với câu nói của nhà văn Lỗ Tấn: “Không có con đường nào có sẵn, người ta đi mãi thì thành đường thôi”. Cứ như thể câu nói này được dành để tả những con đường ở Mông Cổ vậy. Đường sá ở đây là những lối mòn được tạo ra giữa đồng cỏ xanh một cách tự nhiên, do xe đi lại lâu ngày mà thành. Nói chính xác hơn là ở đây không có đường chính thống, được xây dựng trải nhựa như chúng ta thường hình dung về những con đường, cũng không hề có lấy một bảng chỉ dẫn. Và thật tài tình là Zolo, anh chàng người bản xứ lái xe kiêm hướng dẫn cho chúng tôi, biết chính xác đến chỗ nào thì phải rẽ. Trên xe, chúng tôi nói đùa nhau, khi về Việt Nam sẽ kể lại cho người ở nhà rằng đường sá ở Mông Cổ rộng thênh thang, có đến 5, 6 làn đường mà chẳng lấy một bóng xe. Thực ra là khi một vệt đường bị lún quá sâu do trời mưa, đất mềm ra, thì những xe sau sẽ tự biết phải mở một làn đường khác...

 

DSC02705

 

Cứ thế, xe chúng tôi một mình băng qua thảo nguyên mênh mông, hai bên là núi phủ cỏ xanh mịn. Lâu lâu lại thấy có những đàn cừu, dê, bò thong thả gặm cỏ. Thậm chí lũ cừu có khi còn tràn cả ra đường, châu đầu vào nhau như họp kín, mặc kệ cho xe bấm còi cũng chẳng con nào chịu di chuyển. Chúng làm tôi nhớ đến một từ trong tiếng Pháp là “moutonisme”, đi từ chữ “mouton” là con cừu, có nghĩa là “chủ nghĩa bầy đàn”. Lũ cừu đúng là chẳng cần biết đến hiểm họa trước mắt, chẳng cần biết lý do, chỉ làm theo những gì đồng bọn làm mà thôi. Thấp thoáng trên nền cỏ xanh là lác đác một vài chiếc ger trắng, loại hình nhà ở quen thuộc của người dân Mông Cổ, đặc biệt là đối với dân du mục, vì tính tiện lợi, dễ dựng của nó.

 

IMG 2133

 

Cũng phải nói thêm là Mông Cổ diện tích 1,5 triệu km2, gấp gần 5 lần diện tích Việt Nam, nhưng dân số chỉ có 3 triệu, tức là chỉ bằng 1/30 dân số nước ta. Trong đó đã có hơn 1 triệu dân đã sống ở thủ đô. Cho nên dân cư ở làng quê và các tỉnh thành của Mông Cổ thưa thớt lắm. Có khi qua cả một thung lũng hay nhiều quả đồi rộng lớn mới thấy bóng dáng một hộ dân. Chiều đến, người chăn cừu cưỡi ngựa đi lùa đàn dê cừu của mình về..., một cảnh rất đỗi quen thuộc trong cuốn “Nhà giả kim” mà tôi mang theo đọc, bình yên đến lạ thường!

 

Lãng mạn và khốc liệt

 

IMG 1072

 

Trước ngày lên đường, tôi chỉ hình dung Mông Cổ qua những thảo nguyên xanh, nhưng không ngờ trên tấm thảm xanh đó còn có cả những vệt vàng rực rỡ. Đó chính là những cánh đồng hoa cải. Zolo giải thích, người Mông Cổ trồng cải lấy dầu để xuất sang Trung Quốc. Xe chúng tôi qua rất nhiều cánh đồng cải như vậy. Lần đầu bắt gặp, cả nhóm ngỡ ngàng, rồi lao xuống chụp hình không biết mệt với đủ các kiểu tạo dáng. Thế rồi chúng tôi dần quen với sự hiện diện của những tấm thảm vàng hoa cải trên suốt chặng đường còn lại của mình. Mặc dù không còn lao xuống nữa, nhưng những cánh đồng hoa vẫn khiến chúng tôi không thể cưỡng lại việc giơ máy lên chụp mỗi khi xe băng ngang...

 

IMG 2463

 

Nhưng đường ở Mông Cổ không chỉ có êm đềm như thảm cỏ, đồng hoa và đám cừu dê vô tư lự. Khi lọt vào giữa thảo nguyên cũng là lúc chấm dứt đoạn đường trải nhựa bằng phẳng. Xe chúng tôi bắt đầu lăn trên những con đường đất gập ghềnh, từ ổ voi cho đến ổ khủng long, lúc thì lổn nhổn đá, khi thì băng qua suối, rồi vượt dốc, leo đèo... Có những lúc hồi hộp sợ phải xuống đẩy xe, có đoạn lại nín thở cầu mong xe đừng tuột dốc, rồi những cú xóc nảy người, và sau đó là thầm thán phục anh bạn người Mông Cổ lái xe quá tài tình. Trong những gian nan ấy, tôi cảm nhận hành trình trở nên thú vị lạ thường, để dù có mất hai ngày đường mới đến được một điểm, thì hai ngày đó vẫn trọn vẹn cảm xúc.

Ghi vào sổ tay
Vé máy bay TP.HCM – ULANBATOR: TỪ 900 – 1000 USD (quá cảnh Bắc Kinh)Phí visa: 15 USD (làm tại Hà Nội), 30 USD (làm tại TP.HCM)Phí tour trọn gói: 750 USD/người cho một nhóm 6 - 7 người trong 10 ngày (bao gồm ăn, ở, xe di chuyển, vé tham quan các điểm chính)Tiền Mông Cổ là Togrog. 1 Togrog bằng khoảng 11 lần VND.Lịch trình gợi ý khi đi: Khám phá miền Bắc Mông Cổ: Ulanbator – Hồ Khuvsgul – Hồ Trắng – Cố đô Kharkhorin – Ulanbator.
Những hoạt động gợi ý cho bạn khi đến xứ này:
  • Thăm bảo tàng Thành Cát Tư Hãn, hồ Khuvsgul, hồ Trắng, tu viện của người Mông Cổ.
  • Khám phá văn hóa: ăn bánh thịt cừu, thịt dê, phô mai khô, uống sữa ngựa, ngủ ger
  • Leo núi, cưỡi ngựa, cưỡi lạc đà, đi cano trên hồ, chụp hình với đại bàng, tuần lộc, mua sắm đồ lưu niệm, đồ handmade, áo lông.
Đồ ăn ở Mông Cổ khá khó ăn do người dân chủ yếu ăn thịt cừu, thịt dê, đều là những loại thịt khá nặng mùi. Do đó, nếu kén ăn thì bạn nên chuẩn bị trước một số thực phẩm từ Việt Nam mang theo như mì gói, chà bông, pate…
Bạn đọc quan tâm, muốn có một hành trình thú vị trên quốc giả của những thảo nguyên mênh mông này, có thể liên hệ: http://facebook.com/zolloo

 

Top
Top