• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên

Người 'thổi hồn' vào gỗ

03/03/2014 09:35 GMT+7

Từ những gốc cây khô, nghệ nhân Lê Tấn Thế (56 tuổi, ngụ P.Tân Lộc, Q.Thốt Nốt, TP.Cần Thơ) đã biến chúng trở thành tác phẩm điêu khắc sinh động.

Từ những gốc cây khô, nghệ nhân Lê Tấn Thế (56 tuổi, ngụ P.Tân Lộc, Q.Thốt Nốt, TP.Cần Thơ) đã biến chúng trở thành tác phẩm điêu khắc sinh động.


 Ông Thế bên tác phẩm điêu khắc

Trước đây theo nghề truyền thống của gia đình, ông Thế vốn là họa sĩ vẽ tranh phong cảnh. Tuy nhiên, thấy nghề này thu nhập bấp bênh nên ông chuyển sang điêu khắc. Vốn thích sưu tầm cổ vật, ông thường tìm mua hoặc xin gốc cây về chạm trổ thành các tượng như 12 con giáp, tứ linh (long, lân, quy, phụng), thần tài, ông địa… Lúc đầu ông chỉ làm cho thỏa đam mê. Sau đó có ai thích thì để lại cho họ với “giá hữu nghị”. Nhiều người đến nhà chơi, thấy những gốc cây được chạm trổ rất có hồn nên ngày càng “đồn xa”. Khách từ khắp nơi đến đặt hàng rất đông, cũng có người đem gốc cây quý đến nhờ ông chạm trổ theo ý thích để trang hoàng nhà cửa.

Theo ông Thế, để hoàn thành một tác phẩm từ gốc cây phải mất cả tháng trời. Trước hết, nghệ nhân cần quan sát, nghiền ngẫm để phác thảo tác phẩm (xem hình dáng của gốc cây; dự tính cắt xén phần thừa, tạo thêm chỗ thiếu..), kế đến lên bản vẽ nháp và bắt tay vào đục, đẽo. Khâu cuối cùng là chà láng và đánh véc ni. Giá một tác phẩm hiện nay (tùy lớn nhỏ, gỗ của chủ) khoảng 15 triệu đồng, còn nếu gỗ của khách hàng thì tính theo ngày công, bình quân 200.000 đồng/ngày. Dịp Tết Giáp Ngọ vừa qua, ông cùng 2 công nhân học nghề phải làm ngày đêm mới kịp hoàn thành sản phẩm để giao cho khách hàng đúng hạn.

Ông Thế cho biết nhờ nghề điêu khắc này mà gia đình ông có cuộc sống tương đối ổn định. Nếu trừ các chi phí, ông thu nhập khoảng 200.000 đồng/ngày.

 Bài, ảnh: Khánh Hạ

>> Nhà điêu khắc tài hoa
>> Tuyệt tác điêu khắc gỗ
>> Lập dữ liệu di sản nghệ thuật điêu khắc gỗ
>> Triển lãm nghệ thuật điêu khắc

Top
Top