• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Sống khỏe

Nữ giới nên biết về bệnh giãn tĩnh mạch

04/05/2016 03:47 GMT+7

Giãn tĩnh mạch là bệnh phổ biến và thường gặp ở nữ giới. Nếu được trang bị với những kỹ năng tốt, bạn có thể học cách phòng ngừa bệnh, sống với bệnh và thậm chí giải thoát khỏi bệnh. Dưới đây là những gì bạn nên biết.

 Bài: Hoàng Lan

  

1. Có phải giãn tĩnh mạch gây ra bởi những cái van yếu?

Chắc chắn là vậy! Trước hết bạn cần hiểu khái quát về một vài kiến thức khoa học cơ bản: Động mạch và mao mạch cung cấp máu giàu oxy từ tim cho toàn bộ cơ thể, còn tĩnh mạch thì chuyển máu ngược về tim. Khó khăn ở đây: Tĩnh mạch ở chân của bạn phải làm việc vất cả hơn vì nó bơm máu chống lại cả trọng lực. Các van được thiết kế một chiều, nhưng nếu van bị yếu hoặc bị hư hại, nó làm cho máu chảy ngược so với thông thường. Thay vì được bơm từ bàn chân lên tim thì máu lại chảy chiều ngược lại, khiến cho tĩnh mạch ở chỗ đó bị căng ra, tạo ra chỗ phình mà ta thấy ở giãn tĩnh mạch. Khi các tĩnh mạch giãn, sẽ kéo các van và làm cho tình trạng hở các van thêm nặng, hậu quả là làm tăng áp lực trong tĩnh mạch, gây nên tình trạng viêm tĩnh mạch.

 

lNJrqkr

 

2. Có phải tính di truyền là yếu tố nguy cơ lớn nhất gây ra bệnh giãn tĩnh mạch?

Đúng! Trong khi có rất nhiều yếu tố có thể gây ra bệnh giãn tĩnh mạch, trong đó tính di truyền là số 1, Bác sĩ Jeffrey G. Carr, Giám đốc y khoa của Trung tâm tĩnh mạch Đông Texas cho biết. "Đó là một vấn đề di truyền với hơn 70 - 80% bệnh nhân bị bệnh giãn tĩnh mạch có mối liên hệ với người bị bệnh tương tự”. Ngoài ra là một vài yếu tố khác như: do thay thay đổi nội tiết tố ở nữ giới, béo phì, tuổi tác và mang thai (đó là vì cơ thể sản xuất thêm 50% máu để nuôi bào thai). Bên cạnh đó, mặc quần áo quá chật, đi giày cao gót hay đi lại nhiều cũng là yếu tố nguyên nhân.

 

phong-tranh-gian-tinh-mach-thung-tinh1

 

3. Giãn tĩnh mạch không chỉ xảy ra ở chân, có đúng không?

Đúng! Trong khi giãn tĩnh mạch thường được nhìn thấy ở chân do áp lực tự nhiên của trọng lượng cơ thể và trọng lực, những dạng giãn tĩnh mạch khác cũng có thể thấy ở các bộ phận khác của cơ thể như giãn tĩnh mạch ở mặt và cổ, tĩnh mạch mạng nhện có thể thấy ở các bộ phận khác của cơ thể. Thậm chí, bệnh trĩ – làm phình tĩnh mạch ở hậu môn – là một dạng của bệnh giãn tĩnh mạch. Tất cả những lo ngại này đều được gây ra bởi tụ máu trong những tĩnh mạch có khiếm khuyết.

 

Remedios-caseros-para-las-varices-1

 

4. Thay đổi lối sống sẽ giảm bớt yếu tố nguy cơ gây bệnh?

Đúng vậy! Có nhiều yếu tố rủi ro nằm ngoài khả năng kiểm soát của bạn, nhưng bạn có thể thực hiện phần nào đó để giảm thiểu nguy cơ bị bệnh giãn tĩnh mạch bằng cách duy trì một trọng lượng cơ thể khỏe mạnh, tránh kéo dài thời gian đứng hoặc ngồi lâu. Các chuyên gia cũng khuyến cáo nên tránh mặc đồ quá chật ở eo hay bắp đùi và đi giày cao gót lâu, cả hai điều này có thể tác động tương ứng đến sự lưu thông máu. Hãy ngưng uống thuốc tránh thai, bởi các loại thuốc này chứa nồng độ estrogen khá cao.

 

shutterstock 84969799 2-Copiar

 

5. Có nhất thiết phải điều trị không?

Nên! Mặc dù một vài người đã bị lo lắng, buồn bực do sự xuất hiện của bệnh giãn tĩnh mạch, nhưng một số khác lại chỉ cảm thấy bất tiện. Triệu chứng chính là nặng, đau đớn, phù nề, mệt mỏivà thường xuyên ngứa, rát, tê, chuột rút và cặp chân bồn chồn. Không phải tất cả bệnh giãn tĩnh mạch cần được điều trị, nhưng rõ ràng bạn nên đi khám nếu tĩnh mạch của bạn bị phồng lên, mềm, tạo ra những cơn đau ở da, đan xen vào các hoạt động hàng ngày hoặc một chỗ nào đó có dấu hiệu chảy máu. Không chữa trị và quên nó đi một thời gian sau, chỗ da đó ở chân có thể bị thay đổi và sức khỏe mạch máu kém đi, điều đó có thể dẫn tới vết loét không lành được hoặc vết thương và thậm chí cục máu bị tắc nghẽn. Hậu quả nặng nề nhất có thể dẫn đến tử vong.

 

6. Chúng ta có thể che giấu các vết thâm tím của tĩnh mạch không?  

Hoàn toàn có thể! Nếu bạn không cảm thấy đau hay không cảm thấy ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của mình, bạn có thể giảm thiểu sự xuất hiện của chứng bệnh bằng cách nâng chân lên cao khi có thể (nâng chân cao hơn mông hoặc tim), dùng self-tanners thoa vào buổi tối để giảm sự khác nhau giữa màu da chân và màu tĩnh mạch hoặc dùng tất ép y khoa để che đi. 

 

varices2

 

7. Chúng ta sẽ có nhiều lựa chọn trong phương pháp điều trị chứ?

Đúng vậy! Mặc dù việc lột bỏ tĩnh mạch bị giãn là phẫu thuật được thực hiện với sự gây mê chung hay gây tê tại chỗ là một trong những phương pháp tiêu chuẩn, nhưng phương pháp điều trị không mổ mới đã trở nên phổ biến hơn, “có một vài khác biệt kỹ thuật giữa các phương pháp, nhưng nói chung, các phương pháp đều hiệu quả trong việc khóa chặt lâu dài những tĩnh mạch dị thường, bị bệnh mà gây ra bệnh giãn tĩnh mạch”, Carr nói. Các kỹ thuật chung nhất là điều trị bằng nhiệt, ở đó người ta dùng năng lượng sóng radio hoặc năng lượng laser để khóa chặt hoặc phá hủy tĩnh mạch, làm nó tan vào cơ thể bạn qua thời gian. Phương pháp mới nhất la VenaSeal - phương pháp này dùng một loại keo y học mới để kẹp chặt tĩnh mạch bị giãn. "Phương pháp đóng kín VenaSeal có thêm một số lợi ích là nó không đòi hỏi phải tiêm nhiều thuốc tê, chỉ cần thông qua một mũi kim và hầu như mọi bệnh nhân không cần ép vết thương sau mổ. Để giảm bớt ảnh hưởng thần kinh, nhiều tĩnh mạch có thể được xử lý cùng lúc.

 

varicesconlaser1

 

8. Nếu như cơ thể xuất hiệt một tĩnh mạch bị giãn, nghĩa là sẽ có thêm những tĩnh mạch khác nữa sẽ bị giãn?

Rất lấy làm tiếc về thông tin xấu này. “Khi đã có một tĩnh mạch bị lỗi ở một nơi nào đó trên cơ thể bạn thì bạn sẽ có nguy cơ cao về bệnh gián tĩnh mạch phát triển ở nơi khác”, Watson nói, "và sự tái phát là hoàn toàn có thể xảy ra”. Điều đó đúng thôi, trong khi các phương pháp điều trị hiệu quả trong việc phá hủy tĩnh mạch bị hư hại thì nó hoàn toàn có thể tái phát.

 

Bạn cần biết!

Nếu bạn nghi ngờ mình có bị bệnh giãn tĩnh mạch không, hãy đến gặp bác sĩ chuyên ngành. Bác sĩ sẽ cho bạn lời khuyên nên gặp ai, chuyên gia về tĩnh mạch hay nên phẫu thuật tĩnh mạch hoặc một bác sĩ chuyên khoa, tùy thuộc vào dạng điều trị mà bạn cần. Cũng nên kiểm tra với bên bảo hiểm của bạn để xem chuyên gia nào hay dạng điều trị nào mà bảo hiểm của bạn chấp nhận. Thường thì bảo hiểm của bạn chỉ chấp nhận chi trả cho một số phương pháp điều trị nếu bệnh giãn tĩnh mạch của bạn gây ra những cơn đau thôi.

 

 

Top
Top