• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên

Phát sáng để... bị ăn thịt

01/03/2012 03:50 GMT+7

Những vi khuẩn phát sáng lập lòe trong bóng tối không phải đang tham gia lễ hội Halloween mà để thực hiện sứ mệnh cảm tử.

Những vi khuẩn phát sáng lập lòe trong bóng tối không phải đang tham gia lễ hội Halloween mà để thực hiện sứ mệnh cảm tử.

Nhiều sinh vật biển phát ra ánh sáng sinh học. Hiện tượng này, vốn được gọi là sự phát quang sinh học, đã được quan sát ở một vài vi khuẩn biển. Những vi khuẩn này phát ra một nguồn sáng ổn định mỗi khi chúng đạt đến một mức tập trung nhất định các phần tử hữu cơ trong nước biển.

Dù đây là hiện tượng đã được biết đến, nhưng những lợi ích của việc phát sáng vẫn chưa được xác định rõ ràng. Nay, các chuyên gia nghiên cứu thuộc Đại học Hebrew (Israel) đã tìm ra lý do. Kết quả nghiên cứu cho thấy ánh sáng do những vi khuẩn phát ra thu hút kẻ săn mồi, thường là những động vật phù du, ăn các vi khuẩn này nhưng không thể tiêu hóa chúng. Các vi khuẩn này tiếp tục phát sáng trong bụng của động vật phù du, “tố giác” sự hiện diện của sinh vật này. Hậu quả của sự “lộ hàng” chính là việc động vật phù du bị kẻ săn mồi, trong trường hợp này là cá, tấn công.


Một sinh vật phù du sau khi ăn vi khuẩn - Ảnh: Science Daily
  

Trong nhiều cuộc thử nghiệm được thực hiện ở môi trường tối hoàn toàn, nhóm nghiên cứu nhận thấy những loài cá ăn đêm có thể phát hiện một cách dễ dàng động vật phù du phát sáng và xơi tái chúng. Trong khi đó, cá lại không bị cuốn hút bởi những động vật phù du đã nuốt vi khuẩn bị biến đổi và vì thế không phát sáng. Tiếp tục nghiên cứu những loài cá ăn động vật phù du, các nhà nghiên cứu phát hiện vi khuẩn phát sáng thậm chí còn sống sót qua đường ruột của cá.

Theo các chuyên gia, việc một số động vật phù du bị cuốn hút vào sự phát sáng của các vi khuẩn dường như trái ngược với bản năng sinh tồn của chúng, do điều đó làm tăng nguy cơ bị tấn công và ăn thịt. Động vật phù du “biết” một tia sáng trong nước sẽ báo hiệu sự hiện diện của vật liệu hữu cơ mà chúng muốn ăn. “Trong khoảng tối dưới biển sâu có ít thức ăn, vì thế động vật phù du chấp nhận mạo hiểm bị phát sáng khi ăn vi khuẩn phát sáng”, Giáo sư Amatzia Genin, một thành viên của nhóm nghiên cứu, cho biết.

Khang Huy

Top
Top