Mê Linh (dịch)
Giám đốc sáng tạo của Christian Dior SE Raf Simons trình bày ông đã từ chức, gây sốc cho giới thời trang sau 3 năm rưỡi giữ vị trí điều hành nhà thời trang cao cấp của Pháp.
Raf Simons
Bộ sưu tập của ông Simons được ra mắt tại Tuần lễ thời trang Paris vào ngày 2/10/2015 là bộ sưu tập cuối cùng ông làm cho thương hiệu, nhà thiết kế và công ty cho biết.
“Christian Dior là một công ty đặc biệt, và đó là một đặc quyền vô cùng lớn khi được viết vài trang trong cuốn sách quý giá này”, ông Simons chia sẻ vào ngày thứ năm 22/10/2015. Ông tiết lộ thêm ông nghỉ việc vì “những lý do cá nhân” và đang lên kế hoạch tập trung “vào những mối quan tâm khác trong cuộc sống của tôi, bao gồm thương hiệu riêng của tôi, và những đam mê khiến tôi rời xa công việc”.
Thành công
Sự ra đi của ông Simons để ngỏ công việc sáng tạo hàng đầu tại một trong những thương hiệu ưu việt nhất trong ngành công nghiệp thời trang và là khung sườn chính trong đế chế hàng xa xỉ Pháp của tỉ phú Bernard Arnault.
Nhà thời trang cao cấp Christian Dior, thương hiệu thời trang, thuộc quyền sở hữu của Christian Dior SE, công ty cổ phần được điều hành bởi Tập đoàn hàng xa xỉ LVMH Moet Hennessy Louis Vuitton của ông Arnault. Ông Arnault chú ý đặc biệt đến nhà thời trang, đã chọn ông Simons vào tháng 4/2012 sau sự tìm kiếm quá mệt mỏi kéo dài hơn một năm.
Thương hiệu cho biết ông Arnault tôn trọng quyết định của ông Simons và “cám ơn một cách nồng nhiệt” vì những đóng góp của ông.
Dưới sự giám sát của ông Simons, Dior công bố sự tăng trưởng thu nhập mạnh mẽ. Trong năm tài khóa gần nhất, chấm dứt vào ngày 30/6/2015, doanh số nhãn hiệu tăng 17% với số tiền là 1.77 tỉ euro (2.01 tỉ USD).
Ông Simons, người chuyển về Dior sau khi nghỉ việc ở Jil Sander, thay thế cho John Galliano. Ông Galliano bị sa thải vào năm 2011 vì những lời lẽ bài Do Thái đã bị ghi lại bằng máy quay phim và được đăng tải tràn lan trên mạng. Việc bổ nhiệm ông Simons tại Dior dường như cho thấy nhà thời trang không cần một nhà thiết kế ấn tượng nữa.
Các bộ sưu tập duyên dáng của ông Simons tại Jil Sander được giới phê bình tôn kính và bán chạy.
Bộ sưu tập thời trang cao cấp đầu tiên của nhà thiết kế người Bỉ dành cho Dior cũng được khen ngợi. Ông thổi sức sống mới một cách tinh tế vào áo bar jacket (kết hợp cùng chân váy) mang đậm dấu ấn của Dior bằng cách nâng eo cao hơn một chút, và giới thiệu các sáng tạo như quần ôm mặc cùng với áo đầm dạ hội bất đối xứng khi dự tiệc tối.
Lý do không rõ ràng
Dù các chương trình biểu diễn thời trang đặc biệt của Dior – vào hồi đầu tháng 10 là cả núi hoa tím được dựng bên ngoài bảo tàng Louvre của Paris – các bộ sưu tập của ông Simons dạo gần đây ít giá trị đối với những người những người theo dõi thời trang, có khả năng cho thấy sự căng thẳng trong việc sáng tạo trong khi trông nom quá nhiều bộ sưu tập may sẵn và cao cấp mỗi năm. Ông Simons vẫn tiếp tục thiết kế nhãn hiệu nam mang tên mình.
Các tình huống vây quanh sự ra đi gần đây của Alexader Wang tại Balenciaga cũng tương tự, khi nhà thiết kế ưa khoe khoang nghỉ việc để tập trung cho thương hiệu mang tên chính mình.
Sự bất ngờ trong thông cáo báo chí của ông Simons gây ngạc nhiên. Gần như không có sự suy đoán về sự ra đi ông Simons sắp xảy ra, không giống như những động thái thu hút sự chú ý của công chúng trước kia trong giới làm thời trang, thường hay bị rò rỉ. Theo người phát ngôn, ông Simons, từ chối giải thích những động cơ thúc đẩy nghỉ việc. LVMH cũng không đưa ra bất cứ bình luận nào.
Sự suy đoán về nhân vật nào sẽ người thay thế ông Simons bắt đầu lan truyền ngay lập tức vào ngày thứ năm 22/10/2015, cùng với những cái tên của một số người nổi trội trong ngành công nghiệp.
Thuê một nhà thiết kế có uy tín với một nền tảng đã được khẳng định trong sự chú ý cao độ có thể là sự trái ngược với cách của đối thủ, Tập đoàn hàng xa xỉ Kering SA, có khuynh hướng giao quyền cho những nhân vật ít tên tuổi trong thời gian gần đây, đặt Alessandro Michele vào vị trí lãnh đạo Gucci và Demna Gvasalia tại Balenciaga.
Ai là người kế nhiệm? |
Một người làm việc trong Tập đoàn LVMH thổ lộ tập đoàn không nhất thiết vội vã bổ nhiệm người kế nhiệm và nêu rằng mất gần cả năm trước khi ông Simons xuất hiện để xoa dịu cơn bão do ông Galliano gây ra. Theo Luca Solca, nhà phân tích hàng xa xỉ tại Công ty đầu tư Exane BNP Paribas, việc tìm được người phù hợp để mang đến những ý tưởng mới mà không phá hỏng nét đặc trưng của Dior là một trong những thách thức khó khăn nhất mà ngành công nghiệp hàng xa xỉ đang đối mặt. “Nó liên quan đến nghệ thuật và tâm lý nhiều hơn là khoa học”, ông khẳng định. Cho dù là như vậy, Riccardo Tisci thuộc Givenchy là người có triển vọng thành công rõ ràng. Nhà thiết kế vừa mới tổ chức lễ kỷ niệm 10 năm tại Givenchy, nhà thời trang do LVMH sở hữu, bằng chương trình ra mắt bộ sưu tập xuân hè 2016 trong Tuần lễ thời trang New York dù trong bài phỏng vấn hồi tháng 9 trên tờ Financial Times viết rằng ông không có ý định chuyển đến bất cứ đâu. J W Anderson, người được bổ nhiệm phụ trách sáng tạo tại Loewe vào năm 2014, là một thành viên khác của Tập đoàn LVMH vững chắc người có thể có cơ hội chiến thắng. Phoebe Philo cũng gần như chắc chắc có tên. Nhà thiết kế người Anh 41 tuổi chịu trách nhiệm sáng tạo và là thành viên trong hội đồng quản trị Celine do LVMH sở hữu vào năm 2008, nơi bà biến đổi nhãn hiệu thành một trong những nhà thời trang xa xỉ hiện đại có sức ảnh hưởng nhất và đáng khao khát nhất trong những năm gần đây. Nếu bà nhận việc, bà sẽ là người phụ nữ đầu tiên nắm giữ vai trò kể từ khi nhà thời trang thành lập. Hơn nữa, chương trình mới nhất của bà, bộ sưu tập mùa xuân hè 2016 với những chiếc áo jacket nhấn eo, áo choàng mùa hè ôm và rộng và những kiểu dáng giản dị, cân đối, đã cho thấy sự giống nhau một cách âm thầm với kiểu New Look thời hậu chiến của Christian Dior. Liệu đó chỉ đơn thuẩn là sự trùng hợp hay là một sơ yếu lý lịch đã được xác định một cách hoàn hảo? Tất cả những người làm việc tại Dior đều không đưa ra bất cứ lời bình luận nào. |