• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Sống khỏe

Rối loạn tiền đình

05/12/2016 08:55 GMT+7

Tại Mỹ trên 2 triệu người mỗi năm thăm khám do rối loạn tiền đình, đứng hàng thứ 9 trong các loại bệnh và lý do thường gặp nhất cần thăm khám ở người lớn tuổi.

Bài: BS Trần Phạm Quang Thuận – (Phòng khám Đa khoa Vigor Health)

 

Các triệu chứng do rối loạn thăng bằng

Người bệnh thường mô tả các rối loạn này với các từ như chóng mặt, choáng váng, xây xẩm hoặc say sóng. Tuy nhiên, không phải tất cả các triệu chứng này do rối loạn hệ thống tiền đình gây ra. Mặt khác, người này có thể mô tả hiện tượng rối loạn thăng bằng này bằng những từ như trên trong khi một người khác lại có thể mô tả tổng hợp các từ trên. Thật ra, nhiều người vẫn sử dụng từ choáng váng để chỉ cảm giác rối loạn thăng bằng một cách đơn thuần. Vì vậy, điều quan trọng không phải dựa vào các từ do người bệnh sử dụng mà tốt nhất chú ý đến cách mô tả cảm giác mà người bệnh cảm thấy, các yếu tố thuận lợi để khởi phát triệu chứng và nhất là tình huống khi xảy ra.

 

Choáng váng

Là cảm giác mất thăng bằng nhưng không có cảm giác xoay tròn thật sự. Từ này chỉ có ý nghĩa chung chung hơn là sự mô tả một cách chính xác cảm giác mất thăng bằng. Choáng váng thường không liên quan đến bệnh lý tai trong.

 

Chóng mặt

Chóng mặt là ảo giác di động, có thể theo đường thẳng, cảm giác rơi từ trên xuống hoặc xoay tròn, cảm giác giao động tới lui, bồng bềnh. Cảm giác xoay tròn có thể tự xoay tròn (chóng mặt chủ quan) hoặc khung cảnh chung quanh xoay tròn (chóng mặt khách quan). Trong hầu hết các trường hợp triệu chứng chóng mặt ám chỉ rối loạn tai trong (hệ thống tiền đình).

 

Xây xẩm

Xây xẩm ám chỉ cảm giác kinh nghiệm trước đó đối với hiện tượng ngất xỉu. Các triệu chứng phối hợp bao gồm đổ mồ hôi, cảm giác lạnh, thở nhanh nông, tê môi, tê các đầu ngón tay. Choáng váng thường do giảm lưu lượng máu đến não có nguyên nhân từ tác dụng phụ của một số thuốc, các bệnh lý tim mạch (huyết áp giảm đột ngột khi thay đổi tư thế từ ngồi sang đứng, huyết áp tư thế đứng khá lâu). Huyết áp thấp làm giảm lượng máu đến não gây choáng váng.

Ngược với niềm tin thông thường, huyết áp cao tự nó không hề gây ra choáng váng. Huyết áp cao có thể làm cho người bệnh có cảm giác choáng váng nhưng cảm giác này thật sự chỉ xảy ra khi huyết áp đang cao và tuột xuống với bất kỳ lý do gì (thuốc hạ áp). Choáng váng thường không phải là than phiền thường gặp ở người bệnh có rối loạn tiền đình.

 

Say sóng

Chóng mặt, choáng váng xây xẩm là những triệu chứng của bệnh lý thật sự, say sóng là một phản ứng bình thường đối với một tình trạng bất thường. Say sóng có thể gặp như say sóng tàu biển, say sóng máy bay, say sóng xe hơi. Say sóng gây ra bởi một kích thích di chuyển thật sự mà một người chưa thích ứng được, nguyên nhân do xung đột thông tin giữa tiền đình và các hệ thống thăng bằng khác.

Ngưỡng kích thích của say sóng khác nhau ở từng người. Các triệu chứng say sóng bao gồm buồn nôn, nôn mửa, cảm giác quay cuồng, toát mồ hôi và nhức đầu.

 

Các nguyên nhân gây rối loạn thăng bằng

Nguyên nhân của rối loạn thăng bằng có thể là những tổn thương cấu trúc giải phẫu hoặc đơn thuần là những phản ứng tâm lý đối với những sự kiện trong đời sống không vừa ý.

Thăng bằng được thể hiện qua 3 hệ thống  cảm giác.

-> Hệ thống thị giác.

-> Hệ thống tiền đình tai trong.

-> Hệ thống xúc giác: các thụ thể về sự chuyển động, về áp lực và về vị trí cơ thể nằm ở các khớp, cơ và da.

3 hệ thống này liên tục đưa các thông tin về cuống não và não liên quan đến vị trí cơ thể trong không gian 3 chiều so với trọng lực. Não xử lý các dữ kiện này và điều chỉnh các bộ phận cơ thể như đầu, khớp và mắt. Khi cả 3 hệ thống này và não có chức năng toàn vẹn ta gọi đó là hệ thống thăng bằng khỏe mạnh, bình thường.

 

shutterstock 259398329

 

Cách đánh giá rối loạn thăng bằng

Điểm quan trọng nhất trong việc đánh giá rối loạn thăng bằng chính là những triệu chứng do người bệnh mô tả, các chi tiết mà người bệnh có kinh nghiệm trước đó, tránh dùng các từ chung chung như choáng váng, chóng mặt, xây xẩm. Bên cạnh đó thầy thuốc cần hỏi thêm những điều quan trọng khác như: triệu chứng kéo dài bao lâu, hoàn cảnh xuất hiện triệu chứng, yếu tố thuận lợi, triệu chứng xảy ra đột ngột, từng cơn hoặc kéo dài liên tục, ảnh hưởng của thay đổi tư thế, cần phối hợp với những triệu chứng chức năng khác như nghe kém, ù tai, đầy tai, buồn nôn, nôn mửa, thuốc đang sử dụng, có bị chấn thương đầu mới đây, có tình trạng nhiễm trùng tai trước đây hoặc tái diễn. Các triệu chứng thần kinh khác cũng đóng vai trò quan trọng như mệt mỏi, yếu người, mờ mắt.

 

image4

 

Điểm quan trọng là cần phát hiện bất kỳ yếu tố nào gây kích hoạt rối loạn thăng bằng như thay đổi tư thế, hướng di chuyển, stress hoặc giảm huyết áp. Thí dụ chóng mặt xảy ra khi xoay người trên giường là dấu hiệu điển hình của chóng mặt tư thế lành tính. Ngược lại xây xẩm xảy ra khi đứng dậy nhanh từ tư thế nằm hoặc tư thế ngồi là dấu hiệu điển hình của giảm huyết áp tư thế. Xúc động có thể phối hợp với lo lắng hoặc tăng huyết áp có thể kích hoạt cơn chóng mặt. Thời gian kéo dài cơn chóng mặt rất hữu ích trong việc xác định nguyên nhân gây chóng mặt. Thí dụ chóng mặt sau xoay chuyển đầu và kéo dài trên 10 phút là điển hình của cơn chóng mặt tư thế lành tính, tuy nhiên cơn chóng mặt kéo dài vài giờ thường là triệu chứng của bệnh lý Ménière. Tuy nhiên cơn chóng mặt không thay đổi thường không có nguyên nhân từ bệnh lý tai trong mà thường do bệnh lý hệ thần kinh trung ương.Thăm khám lâm sàng về tai, đầu và cổ cùng với các xét nghiệm chức năng thăng bằng, các xét nghiệm khác như đo sức nghe, CT scan, MRI, điện động nhãn đồ (electronystagmography: ENG) và xét nghiệm máu.

 

Q&A: BS Trần Phạm Quang Thuận - Phòng khám Đa Khoa Vigor Health

Thưa bác sĩ, loại thuốc nào thường được đưa vào điều trị rối loạn tiền đình?

Tùy vào nguyên nhân mà bác sĩ kê toa thuốc. Để kiểm soát triệu chứng chóng mặt bằng, có thể điều trị bằng Tanganil, Betasecr, diazepam (Valium)…. theo đường uống hoặc tĩnh mạch. Buồn nôn, nôn mửa được điều trị với droperidol (Inapsine), promethazine (Compazine), prochlorperazine (Phenergan) hoặc ondansetron (Zophren). Bồi hoàn nước và điện giải rất hữu dụng.

 

Các bài tập phục hồi tiền đình được  áp dụng ra sao?

Khi các cơn chóng mặt cấp qua đi, phương pháp vật lý trị liệu (bài tập phục hồi tiền đình) rất hữu dụng. Mục tiêu của phương pháp này nhằm giúp bệnh nhân tự điều chỉnh thăng bằng, giảm các triệu chứng tái phát. Các bài tập sau đây thường được sử dụng:

 

-> Ngồi hoặc nằm trên giường

Di chuyển mắt: Lúc đầu chậm sau đó nhanh dần với mắt mở, cúi đầu về phía trước hoặc phía sau, nghiêng người qua lại. Tập trung nhìn vào ngón tay (ngón tay cách mắt từ 1 - 3 bộ) trong khi di chuyển mắt.

Di chuyển đầu: Lúc đầu chậm sau đó nhanh dần với mắt mở, nghiêng người qua lại, xoay người qua lại. Lập lại với mắt nhắm.

 

-> Tư thế đứng

Lập lại bài tập 1 trong khi đứng.

Thay đổi tư thế từ ngồi sang đứng, đầu tiên  với mắt mở và sau đó là mắt nhắm.

Ném quả bóng từ tay này sang tay kia trên  tầm mắt.

Ném quả bóng từ tay này sang tay kia dưới  đầu gối.

Thay đổi tư thế từ ngồi sang đứng, xoay bên này, sau đó ngược lại.

 

-> Di chuyển

Đi bộ quanh phòng với mắt mở, sau đó mắt nhắm.

Đi bộ lui tới với mắt mở, sau đó mắt nhắm.

Ngồi lên nằm xuống trên giường.

Ngồi xuống ghế và đứng lên.

Phục hồi thăng bằng khi tự ngã về một hướng nhất định.

Thảy và bắt bóng.

Các môn thể dục nhẹ như bóng chuyền,  bóng rổ.

 

Bạn cần biết!

Theo lời khuyên của BS Trần Phạm Quang Thuận, người bệnh rối loạn thăng bằng cần lưu ý các vấn đề sau đây:

- Thay đổi tư thế chậm, đặc biệt từ tư thế nằm hoặc ngồi sang tư thế đứng. Khi bước ra khỏi giường nên ngồi vài phút để định hướng và giúp hệ tuần hoàn tự điều chỉnh trước khi đứng dậy.

- Khi đi bộ nên chú ý vào các vật thể chung quanh, không nhìn xuống dưới chân, tránh đi bộ trong bóng tối hoặc đường đi gập ghềnh.

- Khi đi xe hơi, nên ngồi ở phía trước, nhìn ra cửa sổ ở một vị trí cố định. Khi đi theo đường vòng nên chú ý đến các vật thể bên ngoài đường vòng.

- Tối ưu hóa chức năng của các hệ thống cảm giác khác như thính giác, thị giác.

- Có thể sử dụng gậy, tay sờ chạm để gia tăng xúc giác.

- Trong cơn choáng váng không lái xe hoặc vận hành máy móc, bơi lội.

- Đặc biệt lưu ý khi dùng các thuốc có tác dụng phụ gây mất thăng bằng.

Top
Top