• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Sống khỏe

Sử dụng phomai cho trẻ em

16/03/2016 09:30 GMT+7

Sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa được xem là nguồn thực phẩm quan trọng dành trẻ em và người lớn, trong đó có phomai là một món ăn phụ thông dụng chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

Bài: Bác sĩ CK1 Đào Thị Yến Thủy - Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM    

 

Giá trị dinh dưỡng của phomai

Phomai được chế biến từ sữa được đông đặc lại. Một cục phomai tam giác 15g cung cấp 42 kcal (tương đương năng lượng của 1 trái chuối nhỏ hay ¼ chén cơm trắng). Thành phần dinh dưỡng trong phomai gồm có đạm (11,3 g%), béo (23,3 g%), bột đường (6.7 g%). Một cục phomai 15g cung cấp 90mg canxi, ngoài ra còn có kẽm, vitamin A, vitamin D và vitamin B12, cần thiết cho sự phát triển tế bào, sự tạo thành xương và quá trình trao đổi chất trong cơ thể trẻ.

 

5

 

Khi nào thì có thể bắt đầu tập cho trẻ ăn pho mai?

Khi trẻ tròn sáu tháng tuổi, ngoài việc bú sữa mẹ, trẻ cần được cho ăn dặm thêm để cung cấp đủ năng lượng và dưỡng chất để tiếp tục tăng trưởng nhanh. Lúc này có thể đưa phomai vào thực đơn của trẻ cùng với những thức ăn ngoài khác. Phomai có thể cho ăn riêng hoặc hòa tan vào trong chén bột, chén cháo của trẻ. 

 

feeding-baby3

 

Ăn phomai bao nhiêu là tốt?

Khi mới tập ăn cho trẻ thì nên cho ăn một vài miếng phomai nhỏ và chỉ ăn một lần trong ngày. Các thức ăn bình thường đang ăn vẫn duy trì như cũ (bột, cháo, sữa, trái cây tươi). Chú ý lúc này không tập một lúc với những thức ăn mới khác mà phải để trẻ có 3 - 5 ngày để quen dần với phomai và sau đó mới tập một loại thức ăn khác nữa. Trong quá trình theo dõi sự tiêu hóa phomai ở trẻ, mẹ quan tâm đến các dấu hiệu như đau bụng, tiêu chảy, nôn ói, bỏ ăn, dị ứng nổi mề đay… ở trẻ nếu có xảy ra. Nếu thấy trẻ vẫn ăn bú chơi bình thường thì có thể tăng dần dần lượng phomai theo sở thích và khả năng tiêu hóa của bé. Nếu trẻ bị rối loạn tiêu hóa nặng, phải tạm ngưng ăn món này một thời gian vài tuần rồi mới tập trở lại từ đầu từng ít một. Khi trẻ lớn dần lên, khả năng tiêu hóa sẽ tốt hơn và trẻ có thể ăn phomai được.

 

CheeseAssortment1

 

Phomai có thể được ăn trong bữa phụ hoặc bổ sung thêm dinh dưỡng cho bữa chính. Trẻ có thể ăn mỗi lần 1 - 2 cục phomai tùy vào độ tuổi và nhu cầu dinh dưỡng cần tăng cân nhiều hay không. Để trẻ có chế độ ăn cân đối thì mỗi ngày có thể cho trẻ ăn 1 hoặc tối đa 2  lần, mỗi tuần ăn vài ngày nếu thích. Ba mẹ cũng có thể cho trẻ ăn phomai hàng ngày trong một thời gian ngắn nhưng sau đó cũng nên tập thêm, thay đổi với các món ăn khác để trẻ không ngán và được đa dạng thực phẩm.

Một chén cháo đủ dinh dưỡng cho trẻ thì cần khoảng 30g đạm từ thịt, cá và 10 - 15ml dầu ăn, nếu sử dụng phomai thêm thì sẽ tăng thêm lượng đạm và béo trong khẩu phần. Trẻ lớn ăn phomai sau ăn cơm hay trong bữa phụ cũng là cách để cung cấp thêm năng lượng cho trẻ tăng cân./.

Top
Top