• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Thời trang nghề & nghiệp

'Thế khó' của nhà mốt Việt chọn làm thời trang ứng dụng

Thùy Dung P
thuydung12@gmail.com
30/05/2023 08:00 GMT+7

Phần lớn nhà thiết kế thời trang Việt Nam chọn lối đi là dòng trang phục ứng dụng (ready-to-wear). Kiểu trang phục này thường chiếm số lượng áp đảo trong các show trình diễn và từ đây, có ý kiến cho rằng nhà mốt mang đến sự nhàm chán khi lặp lại chính mình, mùa nào cũng chỉ có bấy nhiêu phom dáng.

Thời trang ứng dụng là xu hướng chung 

Không khó để nhận ra thời trang ứng dụng chính là dấu ấn chung của các nhà thiết kế và thương hiệu thời trang Việt những năm gần đây. Từ các nhà thiết kế đàn anh như Công Trí đến các thế hệ tiếp theo như Đỗ Mạnh Cường, Lê Thanh Hòa, Adrian Anh Tuấn, Đỗ Long hay Vũ Ngọc Tú & Đinh Trường Tùng... Dù các thiết kế lộng lẫy, đồ sộ về phom dáng giúp phô bày kỹ thuật cao cấp tinh xảo vẫn có mặt trong các bộ sưu tập theo mùa, nhưng "đất diễn" của dòng thời trang ready-to-wear vẫn chiếm vị trí chủ đạo. 

'Thế khó' của nhà mốt Việt chọn làm thời trang ứng dụng - Ảnh 1.

Từng ghi dấu ấn với trang phục dạ hội nhưng ở show thời trang Rhythm Resort 2023 vừa tổ chức tại Vũng Tàu, Đỗ Long khiến công chúng ngạc nhiên khi tung ra loạt thiết kế giàu tính ứng dụng với váy công chúa, đầm coctail, sơ mi hở eo phối chân váy và quần short, đầm dáng suông...

Trong show diễn Xuân Hè 2023 vừa tổ chức hồi tháng 4 tại Sydney, Úc, Đỗ Mạnh Cường giới thiệu 160 mẫu thiết kế chia làm 4 bộ sưu tập nhỏ với các chủ đề linen, họa tiết Baroque, họa tiết hoa poppy và limited. Trong đó 3/4 số trang phục thuộc dòng sản phẩm ứng dụng. 

Hoa hậu Hà Kiều Anh diện một mẫu váy trong BST Xuân Hè 2023 của Đỗ Mạnh Cường.

Điều tương tự được nhìn thấy qua fashion show của của các NTK Adrian Anh Tuấn, Lê Thanh Hòa, Hà Linh Thư... Đặc biệt, nếu ở các mùa thời trang trước, khá nhiều thiết kế cồng kềnh mang đến hiệu ứng thị giác cao được Lê Thanh Hòa dành "đất diễn" thì qua năm nay, chúng được tiết chế một cách tối đa. Trang phục Resort 2023 của nhà mốt đi theo hướng tối giản, từ dải màu trung tính đến các phom dáng dễ diện như sơ mi & chân váy, đầm ngắn, váy dáng xòe...

'Thế khó' của nhà mốt Việt chọn làm thời trang ứng dụng - Ảnh 4.

Trong một talk show với sinh viên thời trang, nhà thiết kế họ Đỗ từng trải lòng tâm sự về tuổi trẻ mộng mơ - anh coi trang phục ứng dụng là "tầm thường", và khi làm bộ sưu tập đầu tiên, anh cũng giới thiệu các thiết kế ấn tượng, cầu kỳ trong kỹ thuật cắt, xếp, tạo khối… Tuy được công chúng và truyền thông tán thưởng nhưng BST lại không giúp anh sống được với nghề. Chỉ khi giới thiệu BST ready to wear và bán hết trong một thời gian ngắn, Đỗ Mạnh Cường mới quyết liệt bước sang con đường làm thời trang ứng dụng. 

Trang phục từ sàn diễn bước ra đời thực cho thấy thành công của nhà thiết kế. Hoa hậu Giáng My diện áo sơ mi và chân váy họa tiết catsette của VUNGOC&SON trong một chuyến đi gần đây.

Đỗ Long, Lê Thanh Hòa xây dựng danh tiếng từ trang phục dạ hội nhưng vẫn ra mắt song song các bộ sưu tập ứng dụng. Lý do quá rõ ràng - hoa hậu, người nổi tiếng có nhiều cơ hội mặc trang phục lộng lẫy còn số đông khách hàng không thể suốt ngày mặc đầm dạ hội. Thời trang ready to wear giúp nhà mốt "sống" được vì trang phục dễ mặc, khách hàng có thể mặc chúng hàng ngày, trong nhiều dịp, ở nhiều không gian khác nhau. 

Nhà thiết kế nói gì khi làm thời trang ứng dụng bị chê tầm thường, nhạt nhẽo?

Trở lại Úc lần thứ 2 để làm show thời trang, nhà thiết kế họ Đỗ đưa mục tiêu thúc đẩy du lịch kết hợp thời trang. Sau nhà hát con sò, anh giành được cơ hội đặt sàn runway trong khuôn viên ngôi trường đại học Sydney có tuổi đời hơn 170 năm. Khi hình ảnh và thông tin về show diễn được đăng tải, dễ nhận thấy những ý kiến cho rằng NTK lặp đi lặp lại các thiết kế, chỉ đổi màu sắc... tại phần bình luận trên trang cá nhân và dưới các bài báo. NTK thỉnh thoảng trả lời "đanh đá" theo kiểu "vì nhiều tiền nên muốn làm gì thì làm", nhưng khi nói chuyện với sinh viên thời trang anh nhấn mạnh: "Nghề thiết kế thời trang phải phục vụ cuộc sống. Thời trang ứng dụng không dễ làm. Người làm thiết kế phải giỏi, hiểu kỹ thuật mới làm được sản phẩm ứng dụng chuẩn xác, đúng và đẹp".

'Thế khó' của nhà mốt Việt chọn làm thời trang ứng dụng - Ảnh 7.

Sự ủng hộ của chính quyền địa phương và tình cảm yêu mến của cư dân phố cổ giúp nhà mốt Việt trở lại Hội An tổ chức show diễn trong 2 năm liên tiếp,

NTK Vũ Ngọc Tú cho biết – chọn dòng thời trang ứng dụng là thế mạnh, với việc phát triển các phom dáng cổ điển, tôn dáng và dễ mặc cho nhiều vóc dáng thì cái khó của nhà thiết kế chính là những chi tiết tinh chỉnh, kỹ thuật để tôn vóc dáng người mặc. Đặt qua bên các yếu tố mới về màu sắc, họa tiết, chất liệu, thì qua mỗi mùa thời trang, thiết kế trong mỗi bộ sưu tập dù cùng phom dáng vẫn có sự cải tiến mà chỉ người trong nghề và người mặc cảm nhận được.

Sự khác biệt và vẻ đẹp của thời trang ứng dụng nằm ở kỹ thuật xử lý bề mặt chất liệu và các chi tiết nhỏ trên trang phục.

Những thay đổi nhỏ như độ rộng/hẹp của cổ áo, độ dài/ngắn của tà trước, tà sau... trên dáng váy suông khó có thể nhận biết khi chỉ xem ảnh. "Ví dụ với mẫu váy maxi nhưng nếu mùa trước hai tà có độ dài bằng nhau thì ở mùa này, tà sau được cải tiến dài và rộng gấp ba lần tà trước – qua đó tạo thành dáng tung bay đẹp mắt mà vẫn thuận tiện trong di chuyển & các hoạt động khác", NTK cho biết thêm.

'Thế khó' của nhà mốt Việt chọn làm thời trang ứng dụng - Ảnh 9.

Hai nhà thiết kế đến gặp nghệ nhân làm đèn lồng hơn 90 tuổi Huỳnh Văn Ba để tìm hiểu và đưa các yếu tố văn hóa vào bộ sưu tập mới.

Sau hiệu ứng tích cực từ show thời trang Vùng trời bình yên, hai NTK Vũ Ngọc Tú và Đinh Trường Tùng tiếp tục trở lại Hội An vào tháng 7 để tổ chức show Phương đông rực rỡ. Qua bộ sưu tập Cruse 2023, nhà mốt muốn góp phần quảng bá du lịch Hội An qua sàn diễn đặt tại ngôi chợ gần 200 tuổi và hình ảnh chiếc đèn lồng là "linh hồn" của vùng đất nơi đây.

'Thế khó' của nhà mốt Việt chọn làm thời trang ứng dụng - Ảnh 10.

Đặt trong bối cảnh nền kinh tế hiện tại, việc mời tài trợ cho các fashion show không còn là việc đơn giản. Phần lớn các nhà mốt phải "tự thân vận động" nhờ năng lực kinh doanh và sự ủng hộ từ các ban ngành, chính quyền nơi tổ chức show thời trang. Vì thế, lên tiếng từ góc nhìn đa chiều, ghi nhận những nỗ lực, cách làm nghề tử tế của các nhà thiết kế cũng là một cách để truyền thông góp thêm một tiếng nói ủng hộ thời trang Việt.

Ảnh: Kiếng Cận team, NTKCC

Top
Top