Mở đầu phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ QH chiều qua, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Phùng Quốc Hiển và một số ĐB đề nghị Thống đốc xác nhận lại thực hư con số nợ xấu 4,47% tổng dư nợ, 8,6% hay hơn 11%. Ông Bình cho biết, con số nợ xấu chiếm 4,47% do các tổ chức tín dụng (TCTD) báo cáo, còn số thực 8,6% do cơ quan thanh tra, giám sát NHNN đánh giá. Sở dĩ có sự chênh lệch trên ngoài yếu tố khách quan còn do các TCTD vì mục tiêu lợi nhuận cố gắng tìm cách che giấu, xếp nhóm nợ của doanh nghiệp (DN) xuống thấp để giảm mức trích lập dự phòng rủi ro.
Tôi muốn biết suy nghĩ và cảm xúc của Thống đốc khi nhìn thấy công nhân thất nghiệp, khi trở về quê hương không có tài sản gì trong tay. Thống đốc có tham mưu gì cho Chính phủ để giải quyết? |
|||
ĐB Bùi Thị An (Hà Nội) |
|||
Đi tìm “số nợ xấu thật”
Sốt ruột trước việc Thống đốc dành nhiều thời gian giải thích nghiệp vụ NH, Phó chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân ngắt lời, đề nghị Thống đốc trả lời trực tiếp vào câu hỏi của ĐB Phùng Quốc Hiển: Con số nợ xấu nào là đáng tin cậy nhất và việc các TCTD che giấu nợ có vi phạm pháp luật không, và phải xử lý như thế nào?
Ông Bình khẳng định, con số nợ xấu 8,6% của NHNN là xác thực nhất. Một lần nữa bà Ngân “chỉnh” lại lời Thống đốc khi khẳng định, con số nợ xấu 8,6% chỉ là con số đáng tin cậy nhất, chứ chưa dám khẳng định độ chính xác. Bà Ngân cũng yêu cầu Thống đốc trả lời giải pháp xử lý nợ và đánh giá về con số này ở mức độ nào theo câu hỏi của ĐB. Ông Bình thừa nhận, con số 8,6% hiện nay rất đáng báo động, nhưng không đến mức độ hốt hoảng và nguy kịch. Bởi nợ xấu giai đoạn 1998-2000 của nhiều quốc gia như Thái Lan 47%, Hàn Quốc 17% và Indonesia là 50%. Thực tế, hiện nay các TCTD đã trích lập được dự phòng 70.000 tỉ đồng, ngoài ra 84% các khoản nợ xấu của hệ thống đều có tài sản đảm bảo với giá trị bằng 135% so với khoản nợ.
ĐB Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) chất vấn: “Tỷ lệ nợ xấu cao, một số TCTD sai phạm, đề nghị Thống đốc cho biết trách nhiệm của mình đến đâu”, ông Bình thẳng thắn đáp: “Với tư cách là Thống đốc NHNN, tôi xin nhận trách nhiệm của mình về vấn đề này”.
Trước giờ giải lao Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đặt câu hỏi: “Nói tình hình nợ xấu và tái cơ cấu, xử lý nợ ai cũng biết rồi. Thống đốc cũng bày tỏ quyết tâm chính trị của mình, nhưng tôi xin hỏi từ nay đến hết năm 2012, cũng có thể tính tới nửa năm sau nữa, nợ xấu có giảm không, nếu có thì giảm bao nhiêu”. Ông Bình cho rằng, theo thông lệ quốc tế tỷ lệ nợ xấu dưới 3% là an toàn, còn từ 3 đến 5 có mức độ báo động. Về thời gian cụ thể để giảm, ông nói: “Để giảm được nợ xấu cũng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt môi trường kinh tế thế giới và trong nước. Với nỗ lực phấn đấu cả hệ thống chính trị, tình hình nợ xấu sẽ cải thiện trong thời gian tới. Ngay trong nhiệm kỳ này sẽ đưa được về mức an toàn theo thông lệ quốc tế”.
Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế Phùng Văn Hùng bày tỏ sự chưa đồng tình với cách trả lời trên khi nhắc lại câu hỏi của Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng, ông nói: “Chủ tịch muốn Thống đốc trả lời thời gian cụ thể năm nay hoặc nửa năm sau nữa, Thống đốc nói hết nhiệm kỳ. Có ĐB nghe xong nói khẽ với tôi là Thống đốc trả lời như vậy để hạ cánh an toàn thôi”.
Tôi cũng là công dân, mỗi đồng bào lâm vào hoạn nạn ai cũng xót xa. Đó là vấn đề phải ghi nhận trong quá trình tái cơ cấu khi có cả mặt tích cực và tiêu cực. Chúng ta có trách nhiệm nhanh chóng hoàn thành tái cấu trúc |
|||
Thống đốc Nguyễn Văn Bình |
|||
Có “màu sắc” thâu tóm
Liên quan đến chất vấn của ĐB Ngô Văn Minh về việc từ nay đến cuối năm liệu có thể giảm tiếp LS, ông Bình cho rằng: “Nếu không để LS ở mức độ hấp dẫn thì vị thế VNĐ mới khôi phục sẽ mất đi. Người gửi tiền quay sang đầu tư vàng, ngoại tệ lại làm cho tình trạng vàng hóa, đô la hóa trở lại. Để cân đối chỉ tiêu đó, giảm LS phải hết sức thận trọng”.
Trước sự phá sản của hàng nghìn DN và hàng vạn công nhân thất nghiệp, ĐB Bùi Thị An (Hà Nội) muốn Thống đốc chia sẻ cảm xúc của mình, bà hỏi: “Tôi muốn biết suy nghĩ và cảm xúc của Thống đốc khi nhìn thấy công nhân thất nghiệp, khi trở về quê hương không có tài sản gì trong tay. Thống đốc có tham mưu gì cho Chính phủ để giải quyết?”.
Ông Bình đáp: “Tôi cũng là công dân, mỗi đồng bào lâm vào hoạn nạn ai cũng xót xa. Đó là vấn đề phải ghi nhận trong quá trình tái cơ cấu khi có cả mặt tích cực và tiêu cực. Chúng ta có trách nhiệm nhanh chóng hoàn thành tái cấu trúc để người dân thụ hưởng thành quả đó một cách tốt nhất, tránh việc nay tăng mai giảm, hôm nay có việc làm mai lại thất nghiệp. Hay nói cách khác nếu tăng trưởng bền vững ổn định, người dân cũng sẽ có việc làm ổn định, bền vững”.
Trả lời câu hỏi của ĐB An về việc các NH lấy đâu tiền để thâu tóm Sacombank, ông Bình nói: “Ai đi thâu tóm Sacombank không báo cáo với NHNN, do vậy tôi cũng không biết họ lấy tiền đâu ra. Nó diễn ra trên thị trường chứng khoán và thay đổi từng ngày, sáng mua vào chiều bán ra. Khi nào Đại hội cổ đông chốt lại thì mới biết 1 cổ đông tham gia bao nhiêu cổ phần có phù hợp với quy định không. Còn tiền ở đâu, hiện nay chúng tôi đang thanh tra Sacombank, đến hết tháng 8 này sẽ hoàn thành. Khi đó sẽ có bức tranh đầy đủ và công bố kết luận thanh tra công khai”.
Ông Bình cũng nhìn nhận, quá trình tái cơ cấu và xử lý 9 NH yếu kém có hiện tượng, màu sắc thâu tóm, vì vậy trong đề án đã đề ra phương án đầu tiên cho các NH được tự nguyện đến với nhau. “Trong lịch sử NH chưa khi nào trong vòng 6 tháng NHNN xử lý 9 TCTD. Báo chí hiện nay dùng nhiều từ lợi ích nhóm nhưng lâu nay dân ta quen dùng từ lợi ích cục bộ. Cũng có những lợi ích cục bộ, điều đó dễ hiểu giữa một nhóm cổ đông của một NH, vì quyền lợi của họ đôi khi có tranh chấp nhất định. Nhưng chúng tôi đã lường đón được, trong đề án đặt nguyên tắc đầu tiên là tự nguyện, chỉ khi không làm được thì NHNN mới xử lý”, ông nói.
Agribank nợ xấu cao nhất Thống đốc Nguyễn Văn Bình thông tin: “Theo báo cáo của TCTD đến 30.6, Vietinbank có nợ xấu 2,45%; Agribank 6,14%; BIDV 2,52%; VCB 3,55%; Ngân hàng Nhà đồng bằng sông Cửu Long 2,63%. Như vậy, Agribank nợ xấu cao nhất, còn tỷ lệ này theo đánh giá NHNN sẽ có đánh giá cụ thể gửi các ĐB”. |
Người gửi tiền hoàn toàn yên tâm Liên quan đến thông tin về ông Nguyễn Đức Kiên đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết, phía NHNN đã nhận được văn bản của Bộ Công an, trong đó nói rõ nguyên nhân bắt tạm giam do cá nhân ông Kiên thành lập ra 3 công ty con, và cả ba công ty này đều kinh doanh trái phép. Về chức vụ Phó chủ tịch Hội đồng sáng lập của ACB trước khi bị bắt, ông Bình khẳng định chức vụ này do ACB tự lập ra, trong luật Các TCTD không quy định hội đồng này, đồng thời cùng với các luật khác chỉ cho phép NH cổ phần có HĐQT và Ban điều hành. Ông Bình khẳng định ông Kiên không tham gia vào HĐQT và Ban điều hành của ACB. “Với nội dung bắt giữ như đã trình bày, cùng với địa vị công tác hiện nay thì ông Kiên không liên quan gì tới ACB. Nhưng để đảm bảo an toàn hệ thống NH trước dư luận, NHNN đã chỉ đạo NHNN các cấp sẵn sàng hỗ trợ đảm bảo thanh khoản của ACB và TCTD khác nếu như có hiện tượng rút tiền hàng loạt”, ông nói. Phó chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân cũng khẳng định thêm, với phần trả lời của Thống đốc, người gửi tiền tại ACB hoàn toàn có thể yên tâm. |
Anh Vũ
Bình luận (0)