• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Kỹ năng sống

Thông minh đấu với cần cù

22/12/2015 03:38 GMT+7

Nhiều người cho rằng mình có thể làm bất cứ điều gì nếu chăm chỉ. Điều này chưa hẳn đúng!

Chỉ cần chăm chỉ bạn có thể đạt được mọi thứ như kinh doanh thành công, được thăng chức hay tinh thông mọi kỹ năng…  
Nhưng làm việc cật lực cũng chưa đủ. Bạn không thể bơm bánh ô tô bằng cách cố hết sức để thổi, tương tự bạn cũng không thể cắt hết bãi cỏ sau nhà chỉ với cây kéo thông thường. Vâng, bạn cần công cụ thích hợp cộng với chiến lược đúng đắn cho từng công việc cụ thể. Bạn cần làm việc có tư duy hơn!
Dưới đây là 7 mẹo giúp bạn làm việc hiệu quả hơn mà không phải nỗ lực quá nhiều. 

Bài: Anh Bùi

 

1

 

1. Bỏ qua bớt

Tạm gác công việc phức tạp nghe có vẻ không hợp, nhưng nghỉ ngơi thật sự giúp bạn hiệu quả hơn. Nên trốn khỏi nơi căng thẳng ngay lập tức để não có cơ hội “xả hơi”. Nếu việc đang làm gặp khó khăn, tiềm thức của bạn sẽ tiếp tục làm việc ngay cả khi ý thức đang cố gắng để nó thư giãn. Đó là lý do tại sao thỉnh thoảng nên để tâm trí “giải lao” không phải suy nghĩ về vấn đề này. Dù bằng cách nào, bạn sẽ trở lại tươi mới, tập trung hơn, khỏe mạnh hơn để làm việc.

7

 

2. Nhận biết và loại bỏ ưu phiền

Điều này là hiển nhiên. Nhưng những rối rắm nguy hiểm nhất lại là những điều bạn thậm chí không nhận ra. Chẳng hạn, bạn đang thực hiện một kế hoạch marketing với nhiều kênh nghiên cứu mở khác nhau, trong đó có 1 cách tiện lợi chính là Facebook. Bạn sẽ nhận được thông báo mới, nhấp vào và kiểm tra rất nhanh. Bạn chỉ mất 20 giây để xem qua hình ảnh, trạng thái mà bạn được tag vào hay sự kiện mà bạn được mời hoặc status của bạn vừa được người khác nhấn “like” trước khi tắt nó đi. 20 giây không phải là nhiều, nhưng có thể phá vỡ sự tập trung và thúc đẩy bạn khởi động lại chuyến tàu nhận thức cuối cùng, và đôi khi việc này cũng mất vài phút thậm chí nhiều hơn. Sự kết hợp này diễn ra vài lần trong 1 giờ, và bạn sẽ ngay lập tức giảm đi năng suất tổng thể.

 

3. Bỏ qua những việc ưu tiên thấp

Những việc có thứ tự ưu tiên thấp thường ít được lưu tâm, và chỉ làm tăng chiều dài danh sách các công việc phải làm khiến bạn mất tập trung vào công việc quan trọng hơn. Giả sử bạn đang làm một dự án lớn và đồng nghiệp email thông báo có một sự thay đổi nhanh, bạn cần phải thực hiện trên website của công ty. Đăng nhập vào và thay đổi sẽ không mất nhiều thời gian, nhưng nó sẽ làm bạn bối rối và căng thẳng khiến công việc bị trị hoãn thêm. Cách tốt nhất là bỏ qua những việc ưu tiên thấp. Để dòng trạng thái “không làm phiền" (do not disturb), nếu có thể không nên viết chúng vào danh sách ưu tiên vì không đáng để bạn quan tâm lúc này. Bạn sẽ làm sau khi đã xong các công việc có mức độ ưu tiên cao.

 

4. Tạo thói quen hằng ngày

Thói quen xảy ra một cách tự nhiên sau khi đã được hình thành và trở nên vô thức, một điều gì đó bạn có thể làm một cách tự động, thậm chí không cần phải suy nghĩ về nó. Ví dụ, nếu bạn phải cập nhật lịch biên tập mỗi ngày, nên rèn luyện nó như 1 thói quen vô thức, không cần phải ghi nhớ. Hình thành thói quen là việc khó, cách tốt nhất là ép mình tuân thủ thực hiện hàng ngày, làm nó như một thói quen vô thức cho đến khi nó đến tự nhiên (một số người phải mất 30 ngày, nhưng chưa có bằng chứng chắc chắn và chủ quan).

 

5. Làm từng việc nhỏ

Thay vì phải hoàn thành toàn bộ dự án, bạn nên thực hiện từng mục tiêu hoặc thời gian nhất định. Buộc mình hoàn thành toàn bộ dự án hay nhiệm vụ phức tạp sẽ khiến bạn bị stress và làm việc kém năng suất. Thay vào đó, cho phép bản thân chia nhỏ công việc ra để giữ cho tinh thần luôn tươi mới và giảm bớt âu lo. Bằng cách đó bạn có thể làm việc tốt nhất trong khả năng của mình.

 

6. Lấp đầy khoảng không tiêu cực

Dù bận rộn thế nào, ai cũng luôn có những khoảng không tiêu cực trong ngày và những lỗ hổng này xảy ra khi bạn kiêm nhiệm quá nhiều việc. Cố gắng lấp đầy khoảng trống bằng cách làm việc hiệu quả: Vào giờ nghỉ trưa, bạn nên xem đoạn phim hướng dẫn hoặc kiểm tra email. Trên ổ cứng ở máy tính, tải sách điện tử hoặc podcasts để đọc khi cần. Trong khi tập thể thao, nghe nhạc hay xem phim. 

 

5

 

7. Dựa vào điểm mạnh và điểm yếu

Bạn là người hiểu mình tốt hơn bất cứ ai. Bạn có những điểm mạnh và điểm yếu cố hữu và chúng ảnh hưởng đến cách thức làm việc. Nên chuyển hướng bằng cách thực hiện những việc mà bạn giỏi và tránh những việc làm bạn trì trệ. Đừng cố gắng làm mọi thứ một mình. Nhờ trợ giúp hoặc làm cùng ai đó để gánh vác những việc hay kỹ năng mà bạn yếu nhất, và dành thời gian cho những việc mà bạn thành thạo.

 

 

Top
Top