TNO

Thông tin nghi vấn tên lửa Nga hạ máy bay MH17 ‘rò rỉ’ thế nào ?

21/03/2015 11:55 GMT+7

(Tin Nóng) Ngày 20.3.2015, nhóm 12 điều tra viên Hà Lan đã đến hiện trường máy bay MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines rơi ở miền đông Ukraine để thu thập thêm chứng cứ điều tra tai nạn, giữa lúc có thông tin “rò rỉ” từ báo Hà Lan rằng Uỷ ban điều tra tai nạn Hà Lan bước đầu có thông tin tên lửa Buk của Nga là thủ phạm.

(Tin Nóng) Ngày 20.3.2015, nhóm 12 điều tra viên Hà Lan đã đến hiện trường máy bay MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines rơi ở miền đông Ukraine để thu thập thêm chứng cứ điều tra tai nạn, giữa lúc có thông tin “rò rỉ” từ báo Hà Lan rằng Uỷ ban điều tra tai nạn Hà Lan bước đầu có thông tin tên lửa Buk của Nga là thủ phạm.


Mảnh vỡ phần đầu máy bay MH17 được lưu giữ tại một khu vực hạn chế ra vào ở căn cứ không quân Gilze-Rijen (Hà Lan) - Ảnh: Censor.net.ua


Hiện trường máy bay MH17 rơi ở miền đông Ukraine tháng 7.2014 - Ảnh: Reuters

Theo Wall Street Journal, nhóm điều tra này sẽ đến làng Petropavlivka, nơi họ không thể tiếp cận hồi năm 2014 do giao tranh giữa quân chính phủ và quân nổi dậy, để tiếp tục thu thập chứng cứ cho đến ngày 28.3. Sau đó vào tháng 4, nhóm quay lại Ukraine lần nữa.

Máy bay MH17 của Malaysia đã bị bắn rơi ngày 17.7.2014 ở miền đông Ukraine trên độ cao 10 km khi từ Amsterdam (Hà Lan) bay về Kuala Lumpur (Malaysia) làm 298 người trên máy bay thiệt mạng, trong đó có 193 người Hà Lan. Mỹ và Ukraine lúc đó cho rằng quân nổi dậy đã dùng tên lửa của Nga bắn rơi máy bay này, và bị Nga cùng quân nổi dậy bác bỏ.

Ngày 18.3 qua, báo NL Times (Hà Lan) đã gây sốc khi công bố thông tin “rò rỉ” từ Uỷ ban điều tra tai nạn máy bay MH17 của Hà Lan rằng có những thông tin và chứng cứ cho thấy máy bay MH17 bị tên lửa phòng không Buk-M1-2 (do Nga chế tạo) bắn rơi, cùng hình ảnh chưa công bố lâu nay về những mảnh vỡ máy bay tại một khu vực cấm ở hangar chứa mảnh xác máy bay ở Hà Lan.

Sau đó ngày 20.3, trang tin RT (Nga) đăng tin cho biết khi RT nêu vấn đề này với ông Wim de Bruin, phát ngôn viên Uỷ ban An toàn giao thông Hà Lan (điều tra vụ MH17), ông Bruin nói rằng như ông đã trả lời hãng tin RTL News ngày 19.3 là việc điều tra nguyên nhân tai nạn đang được tiến hành, chưa có kết luận cuối cùng. “Chúng tôi đang điều tra nhiều điều. Và đây không phải là một bí mật khi  chúng tôi cũng đang điều tra khả năng MH17 bị bắn rơi bởi một tên lửa Buk. Nhưng quá sớm để đưa ra bất kỳ kết luận, nào và đó là lý do tại sao chúng ta phải chờ đợi”.

Báo NL Times ngày 18.3 cho biết họ có những bức ảnh nhạy cảm chụp một khu vực hạn chế đi lại ở hangar tại sân bay Gilze-Rijen, nơi chứa các mảnh vỡ máy bay MH17 đưa từ Ukraine sang và các chuyên gia Hà Lan đang xem xét tìm hiểu nguyên nhân tai nạn. Những hình ảnh này do một người Ukraine chụp được khi tham gia một nhóm thân nhân nạn nhân và các nhà báo thăm nơi chứa các mảnh vỡ này.

Sau đó hình ảnh này được một trang tin Ukraine đăng tải, gồm ảnh một số mảnh vỡ được lưu giữ nơi hạn chế ra vào và chưa từng công khai, cùng hình ảnh được cho là các mảnh vỡ của đầu đạn tên lửa Buk.


Mảnh vỡ được cho là đầu đạn tên lửa Buk - Ảnh: Censor.net.ua

Theo trang tin tạp chí quốc phòng IHS Jane's Defence Weekly (Mỹ) ngày 19.3, các nhà điều tra của Văn phòng Công tố viên quốc gia Hà Lan (OM) đã hoàn tất giai đoạn 1 của công việc xác định nguyên nhân vụ nổ gây ra tai nạn cho máy bay MH17. Thông tin sơ bộ này bị rò rỉ khiến các phương tiện truyền thông Hà Lan kết luận rằng một đơn vị quân đội của Nga chịu trách nhiệm về vụ bắn hạ máy bay MH17.

Hầu hết các mảnh vỡ thu được của máy bay Boeing 777 (MH17) đang lưu giữ tại căn cứ không quân Gilze-Rijen, để các nhà điều tra tìm bằng chứng gây ra tai nạn.

Công việc của Văn phòng Công tố viên quốc gia Hà Lan là một phần của nhóm cộng tác quốc tế (JIT) tiến hành một cuộc điều tra hình sự xác định điều gì đã bắn hạ máy bay và xuất phát từ đâu. Giai đoạn thứ hai của cuộc điều tra là xác định những người chịu trách nhiệm vụ bắn hạ và đưa họ ra trước một tòa án có thẩm quyền thích hợp.

Theo tất cả những chứng cứ mà JIT đã xem xét, trong đó bao gồm hơn một triệu tài liệu, hình ảnh và video, các kết luận mới nhất được cho rằng MH17 bị bắn rơi bởi một tên lửa đất đối không (SAM) Buk-M1-2 phóng đi từ một giàn phóng của Nga và rất có thể do quân lính Nga điều khiển. Những bằng chứng bằng hình ảnh và video, cũng như các cuộc phỏng vấn với các nhân chứng, chứng minh rằng giàn phóng này đã được đưa qua biên giới từ Nga sang Ukraine ngay trước khi vụ bắn hạ xảy ra.

Để thực hiện giai đoạn hai của việc điều tra tai nạn, các nhóm điều tra bây giờ sẽ phải thu thập các dữ kiện để cung cấp cáo buộc tại tòa án. Công tố viên trưởng Fred Westerbeke nói với các hãng tin tại Hà Lan rằng "Việc điều tra đang diễn ra liên tục, với hơn một trăm điều tra viên quốc tế tham gia. Chúng tôi đang xem xét các bằng chứng pháp y, phân tích thông tin các cuộc điện thoại từ thời gian xung quanh vụ tai nạn, tìm gặp phỏng vấn nhân chứng, và nhiều kịch bản khác nhau…".

Ông Westerbeke cũng giải thích thêm rằng các vấn đề trọng tâm mà các điều tra viên đang cố gắng tìm câu  trả lời là: Đầu tiên, ai kiểm soát radar để cung cấp thông tin mục tiêu cho giàn phóng tên lửa Buk; thứ hai là ai là người chỉ huy nhóm điều khiển giàn phóng tên lửa; và cuối cùng ai là người ra lệnh bắn tên lửa? Các cuộc chặn thông tin vô tuyến và điện thoại di động do Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) cung cấp đang được sử dụng trong nỗ lực này, ông Westerbeke nói.


Đồ hoạ: news.com.au

Tin Nóng

>> Bắt đầu chở mảnh vỡ máy bay MH17 sang Hà Lan để điều tra
>> Hà Lan thu gom xong mảnh vỡ máy bay MH17 ở Ukraine
>> Clip thời khắc kinh hoàng máy bay MH17 rơi xuống đất
>> Công bố clip thời khắc máy bay MH17 rơi xuống đất
>> Hà Lan bốc dỡ xác máy bay MH17 mang về điều tra
>> Điều tra viên Hà Lan không thể tiếp cận hiện trường máy bay MH17
>> Hà Lan tưởng niệm nạn nhân vụ máy bay MH17

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.