• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Sống khỏe

Thực hư việc nhịn ăn thanh lọc cơ thể

12/08/2015 07:55 GMT+7

Đã có một số trường phái thanh lọc cơ thể rất ấn tượng: nhịn ăn gần như tuyệt đối trong vài ngày và chỉ uống nước để “rửa đường ruột”. Thực hư, phương pháp này có thực sự mang đến hiệu quả như nhiều người nghĩ không, hãy cùng TTT khám phá.

BÀI: BS CK1 Đào Thị Yến Thủy - Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM

 

2

 

Quan niệm về thanh lọc cơ thể

Trước giờ ai cũng biết quả thận chính là cơ quan lọc máu. Thận lọc ra những chất cần thải bỏ từ máu để tạo thành nước tiểu. Những chất dư thừa trong cơ thể do ăn uống đưa vào quá nhiều so với nhu cầu (như nước, muối, một số vitamin tan trong nước hay vi chất khác), những sản phẩm tạo ra trong quá trình chuyển hóa của tế bào, các chất hóa học phần nhiều là chuyển hóa ở gan, các chất cơ thể không sử dụng (nếu những chất này tồn đọng trong cơ thể sẽ gây độc hại), … sẽ được thải bỏ ra ngoài giúp cơ thể hằng định nội môi và không bị ảnh hưởng bởi các chất độc hại.

 

3

 

Cơ thể cũng có thể thải bỏ chất cặn bã sau quá trình tiêu hóa, tế bào chết, chất độc hại… qua đường ruột khi tạo thành phân đi tiêu ra ngoài. Một phần nhỏ chất bài tiết còn được thải qua mồi hôi ra da, mật xuống ruột…

Chúng ta cũng còn có một quan niệm về thanh lọc cơ thể khi chọn lọc kỹ càng những thức ăn nước uống sạch, ít độc chất, ít hóa chất hoặc kiêng khem hạn chế những thực phẩm chứa thành phần gây hại như mỡ, thịt mỡ, thực phẩm nhiều cholesterol, nhiều năng lượng, …hoặc thậm chí hạn chế ăn uống vì nghĩ rằng “bệnh nhập từ khẩu” (bệnh vào từ miệng) do thức ăn nước uống bị ô nhiễm.

 

Nhịn ăn không phải là giải pháp tốt

Gần đây trên các trang mạng xã hội cũng thấy lan truyền phương thức nhịn ăn tuyệt đối và chỉ uống nước chanh đường cầm hơi trong 12 ngày giúp thanh lọc cơ thể. Với tiêu chí vừa thải độc cho cơ thể vừa giúp giảm cân, hẳn nhiều người thích chọn phương pháp nhịn ăn triệt để kiểu này và mong muốn sẽ giảm cân nhanh trong vài ngày.

 

5

 

Thực tế cũng đã nhiều người áp dụng và bỏ cuộc vì chế độ nhịn ăn quá hà khắc và thực tế không “thải ra cặn độc” giống như phương pháp mô tả. Đã có một người chết, một số người phải nhập viện cấp cứu và vô số người chịu “đau khổ” vì cách nhịn ăn không khoa học này.

Tùy vào năng lượng dự trữ và cách sinh hoạt của mỗi người mà thời gian “chịu đựng” kéo dài được lâu hay mau. Báo chí cũng có đưa tin về một số trường hợp đạo sĩ ngồi thiền không ăn uống trong một thời gian dài mà vẫn sống sót, đó là do họ đã có một quá trình ăn kiêng kham khổ trước đó nên cơ thể đã quen và các cơ quan bộ phận trong cơ thể chuyển qua chế độ hoạt động “tiết kiệm” năng lượng, ngồi thiền cũng là cách để giảm năng lượng tiêu hao.

 

4

 

Người “phàm” như chúng ta mỗi ngày đều phải ăn đủ để sống và duy trì làm việc bình thường. Việc nhịn ăn hoàn toàn và chỉ uống nước chanh đường không phải là cách giảm cân và thanh lọc cơ thể phù hợp cho đại đa số chúng ta. Quá trình ăn kiêng giảm cân muốn hiệu quả và duy trì tốt thì cần cắt giảm từ từ chất bột đường, chất béo, ăn đủ đạm và ăn nhiều rau, trái cây ít ngọt, sữa không đường không béo… và uống đủ nước lọc. Không nên sử dụng nhiều đường tinh trong chế độ ăn hàng ngày mà nên hạn chế tối đa có thể. Chất độc trong cơ thể cũng không thể bị “ép” thải ra dưới dạng “bùi nhùi đen sì” được.

  

Các chất giúp cơ thể tăng thải cặn bã & độc tố

  • Nước là chất dinh dưỡng tuy không cung cấp năng lượng nhưng đặc biệt cần thiết để cơ thể sạch và mát. Cần uống nhiều nước thường xuyên trong ngày để làm mát cơ thể, điều hòa thân nhiệt, tăng thải độc chất và loại bỏ chất thải ra ngoài. Trung bình một người trưởng thành cần uống khoảng 1,5 – 2 lít nước một ngày bên cạnh lượng nước cung cấp từ thức ăn. Về thành phần loại nước uống hàng ngày, nếu chia lượng nước này thành 10 phần, hãy uống 6 phần nước lọc (nước tinh khiết), 2 phần sữa và 2 phần nước trái cây là lý tưởng nhất. Nếu bạn chơi thể thao hay làm việc ngoài trời nắng nóng mất nhiều mồ hôi, bạn phải uống thêm nước sao cho hết khát, cân nặng không giảm nhiều và nước tiểu được pha loãng đến độ vàng trong (khi thấy nước tiểu màu vàng cam sậm là thiếu nước).

1

  • Các loại nước mát “nổi tiếng” như nước mía lau, rễ tranh, mã đề… uống rất ngon vì vị ngọt dịu và thơm mát, giúp thanh lọc cơ thể khi mụn nhọt, rôm sảy nhiều nhưng không nên uống thường xuyên vì gây lợi tiểu và mất nước.
  • Trà atiso giúp nhuận gan lợi mật tăng cường thải độc cũng có thể dùng nếu ưa thích, nhưng cũng không thể thay thế hoàn toàn nước lọc hay lượng sữa trong ngày.
  • Nước trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa cũng rất tốt cho người lớn (trẻ em không khuyến khích dùng nước trà), nhưng không nên uống trà quá đặc vì có thể gây táo bón, thiếu máu thiếu sắt nếu dùng thường xuyên và mất ngủ ở những người nhạy cảm. Chỉ nên dùng nước trà xanh tối đa 2 - 3 ly một ngày, còn lại vẫn nên uống nước lọc, sữa và ăn thêm trái cây.
  • Các loại nước ngọt có gas, nước hương trái cây… có đá uống thật đã khát và thú vị, nhưng chỉ nên dùng hạn chế vì đường tinh là loại thực phẩm phải sử dụng hạn chế (dưới 20g/ người/ ngày), chưa kể khả năng bị nhiễm hóa chất từ đường hóa học, màu, mùi …

6

 

  • Các loại nước khoáng được khuyến khích sử dụng cho người tập thể thao hoặc làm việc ngoài trời bị mất nhiều mồ hôi, người bị tiêu chảy cấp để bù các ion khoáng cho cơ thể bị mất qua mồ hôi và phân trong thời hạn ngắn vài giờ sau mất nước, sau đó vẫn nên dùng nước lọc để bù nước cho cơ thể. Như vậy đối với người bình thường (không bị mất chất khoáng nhiều như những đối tượng kể trên) thì không khuyến khích dùng nước khoáng thường xuyên, mặc dù nếu thận hoạt động tốt thì những chất khoáng thừa vẫn được thải ra ngoài. Trẻ em dưới 1 tuổi, người bệnh thận không nên uống nước khoáng vì thận yếu không thải được những chất khoáng dư thừa, sẽ tích lũy lại trong người và gây rối loạn nhịp tim, cao huyết áp, phù…
  • Cần phải đi tiểu thường xuyên khi buồn tiểu, không nên nhịn uống, nhịn tiểu đều nguy hại cho cơ thể.
  • Các món rau trộn, củ hấp, bầu bí luộc và trái cây ít ngọt là những thức ăn được khuyến khích tăng dùng khi bị táo bón, “nóng trong người” vì chứa nhiều chất xơ nhưng ít ngọt béo, ít năng lượng. Các món béo, chiên xào quay thì nên hạn chế sử dụng nếu ăn vào thấy  khó tiêu.
  • Việc lựa chọn sử dụng những thực phẩm tự nhiên ít bị nhiễm hóa chất, ít thuốc trừ sâu hay phân bón, không chứa thuốc kháng sinh, thuốc tăng trưởng hay chất bảo quản, thực phẩm chế biến công nghiệp… và rửa sạch trước khi ăn cũng là một cách để hạn chế độc chất vào cơ thể.
TIPS
Hãy nên tỉnh táo, tham khảo tài liệu liên quan hoặc hỏi ý kiến giới chuyên môn trước khi áp dụng những phương pháp “thanh lọc cơ thể”, “nhịn ăn tuyệt đối”, “tuyệt thực sống lâu”, “niệu liệu pháp”, … từ những nguồn thông tin không chính thống, vì có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của chúng ta.

 

Top
Top