Vắc xin phòng cúm phổ quát được kỳ vọng sẽ thay thế các mũi tiêm hằng năm |
afp |
Vắc xin tiêm 2 mũi ứng dụng công nghệ mRNA tương tự như vắc xin phòng Covid-19 của liên danh Pfizer/BioNTech và Moderna. Dòng vắc xin đang được thử nghiệm hoạt động theo cơ chế truyền tải những hạt chất béo nhỏ, chứa các hướng mRNA cho tế bào để tạo ra bản sao của cái gọi là protein hemagglutinin vốn tồn tại bên trên bề mặt của virus cúm.
“Ý tưởng ở đây là điều chế vắc xin mang đến nền tảng ký ức miễn dịch phòng chống nhiều chủng cúm khác nhau, từ đó ngăn chặn nguy cơ bệnh tật và tử vong trong trường hợp xảy ra dịch cúm kế tiếp”, Reuters dẫn lời trưởng nhóm Scott Hensley của Đại học Pennsylvania (Mỹ).
Không giống như các vắc xin phòng cúm hiện nay, vốn chỉ giới thiệu một hoặc hai phiên bản hemagglutinin, vắc xin đang được thử nghiệm bao gồm 20 dạng hemagglutinin khác nhau. Đây là hướng tiếp cận nhằm huấn luyện hệ miễn dịch ở người nhận dạng bất kỳ chủng virus nào trong tương lai.
Trong phòng thí nghiệm, hệ miễn dịch ở chuột được tiêm vắc xin mới nhận dạng được protein hemagglutinin và phòng vệ thành công trước 18 chủng virus cúm A và 2 chủng virus cúm B.
Hàm lượng kháng thể phản ứng trước vắc xin vẫn duy trì ở mức tốt trong ít nhất 4 tháng, theo báo cáo đăng trên chuyên san Science. Vắc xin giảm được các triệu chứng của bệnh cúm và bảo vệ trước nguy cơ tử vong trên chuột thí nghiệm.
Moderna và Pfizer đều đang thử nghiệm vắc xin cúm theo công nghệ mRNA ở giai đoạn cuối của cuộc thử nghiệm lâm sàng trên người. Còn GSK và đối tác CureVac đang ở giai đoạn đầu.
Tiến sĩ Hensley cho rằng vắc xin phòng cúm phổ quát, nếu thử nghiệm thành công trên người, được kỳ vọng sẽ bảo vệ trước nguy cơ bệnh nặng và tử vong trong trường hợp nhiễm cúm.
Bình luận (0)