Thu phí xe máy chủ yếu của công nhân nghèo

20/07/2015 08:36 GMT+7

Đó là nhận định của ông Trần Văn Nam-Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương trong buổi giải trình trước HĐND tỉnh tại kỳ họp mới đây, nhằm thúc đẩy việc bãi bỏ quy định thu phí bảo trì đường bộ đối với xe máy.

Đó là nhận định của ông Trần Văn Nam-Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương trong buổi giải trình trước HĐND tỉnh tại kỳ họp mới đây, nhằm thúc đẩy việc bãi bỏ quy định thu phí bảo trì đường bộ đối với xe máy.

Thu phí xe máy chủ yếu của công nhân nghèo
 Công nhân lao động ở Bình Dương đa số sử dụng xe máy để đi làm - Ảnh Đỗ Trường
Bình Dương được xem là một trong những địa phương sớm thực hiện việc thu phí xe máy sau khi Nghị định của Chính phủ về Quỹ bảo trì đường bộ ban hành (13.3.2012). Cụ thể, tháng 7.2012, UBND tỉnh Bình Dương đã có Tờ trình đề án thu phí và quản lý sử dụng nguồn phí thu và HĐND tỉnh này cũng sớm thông qua. Trong khi đó, một số tỉnh, thành lân cân vẫn chưa thực hiện việc thu loại phí này, cụ thể như TP.HCM- lượng xe máy rất nhiều.
Mất công bằng khi người nộp người không
Bình Dương có gần 1 triệu người là lao động tạm trú trên địa bàn (chiếm 50% dân số của tỉnh) hầu hết là những người có thu nhập thấp, sử dụng phương tiện xe máy để đi làm, đời sống không ít khó khăn nên việc phải đóng nhiểu khoản phí, lệ phí khiến cho đời sống của CN càng khó khăn
Ông Trần Văn Nam - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương nói
Sau khi Nghị quyết của HĐND được thông qua, các xã phường đã tổ chức thu phí xe gắn máy. Vào thời điểm thu phí, UBND các xã, phường sau khi lập danh sách đã lập phiếu thu và giao cho cán bộ khu ấp gõ cửa từng nhà dân để với mức phí xe máy dưới 100cm3 là 50.000đồng/năm; trên 100cm3 là 105.000đồng/năm. Sau 2 năm thực hiện, Bình Dương đã thu được trên 40 tỉ đồng sau khi đã trừ tỉ lệ “ăn chia” cho các xã, phường.
Theo ông Trần Văn Nam, qua thực tế triển khai thu phí đã có nhiều bất cập xảy ra như việc thu phí phải huy động số lượng lớn người đi thu, làm cho bộ máy cồng kềnh nhưng hiệu quả không cao, gây phiền hà; tỷ lệ thu phí đạt thấp so với số lượng xe máy hiện có. Năm 2014, Bình Dương chỉ thu đạt 59% kế hoạch, còn 6 tháng đầu năm 2015 chỉ đạt 29% kế hoạch năm.
Ông Nam giải thích: “Do chưa có quy định, chế tài nên việc thu phí xe máy đã tạo nên sự không công bằng giữa người nộp và người không nộp. Mặt khác, Bình Dương có gần 1 triệu người là lao động tạm trú trên địa bàn (chiếm 50% dân số của tỉnh) hầu hết là những người có thu nhập thấp, sử dụng phương tiện xe máy để đi làm, đời sống không ít khó khăn nên việc phải đóng nhiểu khoản phí, lệ phí khiến cho đời sống của CN càng khó khăn”.
Từ thực tế nêu trên, ngày 17.7, UBND tỉnh Bình Dương đã có tờ trình và được HĐND tỉnh thông qua việc tạm dừng thu phí bảo trì đường bộ đối với xe máy trên địa bàn tỉnh.
Mở đường chống kẹt xe
Liên quan đến vấn đề ùn tắc giao thông, kẹt xe trên địa bàn, ông Trần Văn Nam cho biết UBND tỉnh đang tiến hành lập dự án, triển khai xây dựng một số công trình như; mở rộng đường ĐT743 đoạn từ Miếu Ông Cù (TX.Thuận An) đến cầu vượt Sóng Thần (TX.Dĩ An) với quy mô từ 6-8 làn xe. Riêng nút giao thông An Phú thường xảy ra kẹt, ùn tắc sẽ ưu tiên xây cầu vượt bằng thép để giải tỏa ách tắc. UBND tỉnh Bình Dương cũng lập dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13 đoạn qua KCN VSIP 1 (TX.Thuận An) quy mô 10 làn xe đến ngã tư cầu ông Bố (TX.Thuận An)…
Ông Nam nhận định: “Bên cạnh công tác duy tu sửa chữa các công trình hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh thời gian qua đạt được một số kết quả nhât định, tuy nhiên tiến độ thi công một số công trình giao thông còn chậm và xảy ra ùn tắc giao thông như ở khu vực cầu vượt Sóng Thần (TX.Dĩ An), ngã tư Hòa Lân, ngã sáu An Phú (TX.Thuận An)….”. Cũng theo ông Nam, ngoài việc đầu tư mở rộng các công trình nêu trên, Bình Dương còn tiếp tục mở rộng tuyến giao thông cầu Thủ Biên-Đất Cuốc (giáp với tỉnh Đồng Nai) và tiến hành thi công giai đoạn 2 đường Mỹ Phước Tân Vạn nối dài đến KCN Bàu Bàng…
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.