Chính phủ Lithuania xem đây là cơ hội để chứng tỏ không chỉ xứng đáng trong hàng ngũ EU mà còn có khả năng lãnh đạo khối này. Tuy nhiên, đa số 3 triệu dân ở nước này lại không mặn mà gì với EU nói chung lẫn vai trò chủ tịch luân phiên. Chương trình hành động lần này của Lithuania cũng không khác nhiều so với chương trình nghị sự của các thành viên nhỏ khác trong EU khi tiếp nhận cương vị chủ tịch luân phiên.
Họ đặt trọng tâm quan hệ với các nước trong láng giềng ngoài EU thì Lithuania cũng đặc biệt coi trọng thúc đẩy quan hệ giữa EU với các nước ven bờ biển Bantic và các nước ở phía đông của EU. Ngoài ra, vấn đề năng lượng và chuyện kiểm soát biên giới bên ngoài EU đều mang tính thời sự. Những thành viên nhỏ như Lithuania đâu có làm được gì nhiều. Họ cũng chẳng có tiếng nói định hướng hay quyết định đối với EU trong những vấn đề lớn cấp thiết cần xử lý hiện tại của EU như đối phó với khủng hoảng tài chính, tiến tới liên minh ngân hàng trong EU...
Thành viên nhỏ này hiện đang bị thử thách thật sự và triển vọng thành công rất ít ỏi. Nhưng dẫu có như thế thì cũng đâu có sao. Nước tiền nhiệm là Ireland, dù chẳng phải lần đầu trọng trách này như Lithuania, cũng không hoàn thành tới 85% chương trình đã đề ra.
Thảo Nguyên
Bình luận (0)