Trước đó, khi được tòa cho phép nói lời cuối cùng hôm 1.8, bà Yingluck tuyên bố vụ xét xử bà về bê bối chính sách trợ giá gạo “xuất phát từ động cơ muốn hạ uy tín đảng Pheu Thai và triệt hạ cá nhân bà”. Cựu thủ tướng còn cho rằng chính quyền quân sự tác động vào vụ án.
Bà Yingluck tiếp tục tuyên bố vô tội và nói: “Tôi cầu xin tòa xét xử công bằng, không nghe theo lệnh của bất kỳ bên nào, kể cả người đứng đầu Hội đồng giữ gìn an ninh trật tự quốc gia”.
Bên cạnh cương vị đứng đầu chính phủ, ông Prayuth còn kiêm nhiệm đứng đầu Hội đồng giữ gìn an ninh trật tự quốc gia, được quân đội thành lập sau cuộc đảo chính lật đổ bà Yingluck hồi năm 2014.
Đáp lại những cáo buộc trên, Thủ tướng Prayuth khẳng định: “Tôi chưa bao giờ ra lệnh cho ai hay can thiệp vào quy trình khởi tố và xét xử vụ án ngoại trừ thúc giục họ làm đúng trách nhiệm”.
Theo dự kiến, Tòa tối cao Thái Lan sẽ đưa ra phán quyết đối với bà Yingluck vào 25.8 và cựu thủ tướng sẽ đối diện 10 năm tù giam nếu bị tuyên có tội.
Trả lời câu hỏi về nguy cơ phe ủng hộ gia đình Shinawatra xuống đường sau phán quyết, Thủ tướng Prayuth cho rằng đây “sẽ rất thảm họa cho Thái Lan” và chính phủ đang nỗ lực tìm cách giữ ổn định cho đất nước.
tin liên quan
Ông Thaksin hết đường về Thái LanHội đồng lập pháp quốc gia Thái Lan (NLA) vừa thông qua một dự luật được nhận định là nhằm mục tiêu triệt đường về của cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra.
Bình luận (0)