(iHay) Thi đấu rất kiên cường nhưng chỉ một phút hàng thủ mất tập trung, U.19 Việt Nam đã để thua U.19 Nhật Bản 0-1 và qua đó lần thứ 3 về nhì tại các giải đấu ở Đông Nam Á.
>> Chủ tịch VFF và bầu Đức động viên U.19 Việt Nam trước trận chung kết
Các cầu thủ U.19 Nhật Bản (áo xanh) giữ cự ly rất tốt - Ảnh: Bạch Dương
Vào trận vì đã quá hiểu nhau nên cả ta và bạn đều e dè nhau, nể nang nhau khiên trận đấu không chứa nhiều kịch tính bằng những trận trước. Lời đáng khen dành cho đội U.19 VN là đã có được đấu pháp hợp lý, chặt chẽ từ phòng thủ đến tấn công.
Các cầu thủ VN đã không để đối phương lấn lướt về mặt thế trận. Về mức độ nào đó, U.19 VN đã làm thành công điều này khiến U.19 Nhật Bản không thể ào ào tiến lên phía trước như khi họ gặp Úc hay Thái Lan.
HLV người Pháp đã đúng đắn khi chỉ cắm Văn Toàn hoặc Công Phượng trên hàng công và cả đội hình đã giăng lưới phòng thủ, làm hạn chế được bàn thua và không bị vỡ trận.
Về cơ hội, U.19 VN cũng có một số tình huống nhưng các cầu thủ của chúng ta đã không thể chuyển hóa thành bàn thắng. Thật đáng tiếc thay”.
|
20 phút cuối cùng, cũng bởi khỏe hơn nên Nhật Bản bắt đầu đẩy nhanh nhịp độ trận đấu. Lợi dụng sự xuống sức của đối phương, các vị trí của U.19 Nhật Bản bắt đầu di chuyển nhanh hơn, rộng hơn và di chuyển liên tục trong khi hàng công, hàng thủ và tuyến giữa của VN đã có dấu hiệu phải “sạc pin”.
Từ một trận thua, mở ra cho các cầu thủ VN những bài học quý. Họ không nên quá buồn vì những bài học thu lượm được là rất lớn. “Ai nên khôn chẳng phải dại đôi lần” - hãy nghĩ về câu nói đó để đứng lên và bước tiếp.
Sân vận động Mỹ Đình có sức chứa khoảng 43.000 chỗ ngồi nhưng hôm qua ước lượng có hơn 50.000 khán giả ken kín trên khắp khán đài.
“Chưa bao giờ tôi thấy sân Mỹ Đình đông như thế này. Mỹ Đình hôm nay đúng là không còn một chỗ trống, ken kín chỉ chực chờ vỡ tung.
Ngay cả thời điểm sức nóng lên cao nhất năm 2008, sau khi tuyển Việt Nam vô địch AFF Cup 2008 thì Mỹ Đình vẫn còn những khoảng trống, không kinh khủng như thế này”, một thành viên của ban tổ chức sân nói.
Gần cuối hiệp 1, khi các cầu thủ U.19 Việt Nam và U.19 Nhật Bản đang quần thảo trên sân, một góc lối ra vào dưới sân giữa khán đài A và khán đài D bỗng dưng nhốn nháo.
Quang cảnh hỗn loạn bên ngoài cổng sân Mỹ Đình - Ảnh: Nguyễn Tuấn |
Hóa ra, một nhóm khán giả sau khi được cho vào xem “cọp” ở đường vào sân đã tổ chức vượt rào. Đứng trên những miếng lợp ở lối vào, sau khi gây áp lực rất nhiều khán giả đã leo lên khán đài A trong sự ngó lơ của lực lượng cảnh sát cơ động.
Nguy hiểm hơn, rất nhiều fan hâm mộ vì quá chật chội đã leo lên cả lan can của lối đi, ngồi chông chênh bất chấp nguy hiểm.
Trước khi trận đấu bắt đầu, chúng tôi cũng đã chứng kiến hình ảnh hàng chục người lẻn vào sân Mỹ Đình thông qua cổng sân phụ, với sự “hỗ trợ” của chính lực lượng cảnh sát cơ động.
Thậm chí, khi ban tổ chức sân yêu cầu bộ phận an ninh ra cầm dây kẽm để khóa cổng lại, một chiến sĩ cơ động còn ra mặc cả trong sự ồn ào, nhốn nháo.
|
“Chưa bao giờ tôi lo lắng như thế này. Khi trận đấu diễn ra vẫn còn rất nhiều khán giả ngoài sân. Chúng tôi quả thật rất lo cho nguy cơ vỡ sân.
Đầu năm 2015, U.19 Việt Nam sẽ đá giải tứ hùng tại Mỹ Đình. Nói thật, tôi sợ rằng nguy cơ vỡ sân lúc đó còn lớn hơn bây giờ”, thành viên của ban tổ chức sân nói tiếp.
TNO
>> Cuồng vé xem U.19 Việt Nam, fan đạp đổ tường rào trụ sở VFF
>> 4 siêu phẩm giúp U.19 Việt Nam hạ gục U.19 Myanmar
>> Trận U.19 Việt Nam và Myanmar đổi giờ vì người hâm mộ
Bình luận (0)