(TNO) Các dấu hiệu về một lò mổ thời cổ đại tại Tanzania cho thấy, người thời xưa nắm được những kỹ thuật săn bắn phức tạp sớm hơn suy nghĩ trước đây của giới chuyên gia.
Nhiều nhà khoa học cho rằng các tổ tiên thời tiền sử chỉ ăn thịt lóc từ động vật đã chết do những nguyên nhân tự nhiên hoặc bị sư tử, báo và những sinh vật săn mồi vất lại sau khi đã chén no nê.
|
Tuy nhiên, nhà nhân loại học Henry Bunn của Đại học Wisconsin (Mỹ) cho rằng, người tiền sử đã có khả năng phục kích những đàn động vật lớn sau khi cẩn thận chọn ra mục tiêu sẽ hạ thủ, theo tờ The Observer.
“Chúng tôi biết được con người đã ăn thịt từ 2 triệu năm trước”, theo chuyên gia Burn phát biểu trước hội nghị thường niên về Tiến hóa Nhân loại của Tổ chức châu u ở Bordeaux (Pháp).
“Điều chưa rõ là nguồn gốc của thịt. Tuy nhiên, chúng tôi đã so sánh loại thịt do động vật săn mồi như sư tử và báo với loại thịt được người tiền sử lựa chọn. Kết quả cho thấy những đàn ông và phụ nữ thời đó không thể lấy phần thịt còn sót lại sau buổi đánh chén của thú hoang hoặc thịt động vật đã chết do các nguyên nhân tự nhiên”, chuyên gia Burn giải thích, “Họ đã chọn và săn con thú mà mình muốn”.
Phát hiện trên đã viết lại lịch sử tiến hóa của con người ở phần săn bắn của người tiền sử. Trước đó, chứng cứ về săn bắn được tìm thấy tại một điểm khảo cổ cách đây 400.000 năm ở Đức.
Với nghiên cứu của chuyên gia Burn, thời điểm con người bắt đầu săn bắn đã được đẩy lùi đến khoảng 2 triệu năm trước.
Phi Yến
>> Tìm thấy lịch của người tiền sử?
>> Người tiền sử ăn thịt lẫn nhau
>> Phát hiện cuốc đá của người tiền sử
>> Dấu vết người tiền sử cách đây 20.000 năm
Bình luận (0)