Với phương pháp này, các chuyên gia tuyên bố có thể truy ngược về nguồn gốc phát sinh đủ loại thông tin tồn tại trên một hệ thống, bằng cách “nghe ngóng” số lượng thành viên hạn chế của hệ thống đó, AFP dẫn lời nhà nghiên cứu Pedro Pinto thuộc Đại học Bách khoa Liên bang Lausanne (EPFL) cho biết.
Điểm mấu chốt của thuật toán này là tận dụng thời gian dữ liệu được truyền từ người gửi đến người nhận, hỗ trợ các nhà điều tra lần theo hướng đúng và loại bỏ những dấu vết đánh lạc hướng.
|
Được công bố trên chuyên san Physical Review Letters, nhóm của Pinto đã chạy thử thuật toán này trên một mê cung dữ liệu đã có sẵn để kiểm tra xem công cụ đó có khả năng chỉ ra các cá nhân đằng sau vụ tấn công 11.9.2001 ở Mỹ.
Bằng cách tái dựng sự trao đổi thông điệp bên trong hệ thống khủng bố trong vụ 11.9, hệ thống trên cung cấp 3 cái tên đáng nghi ngờ nhất, và một trong số đó là kẻ chủ mưu của vụ tấn công.
Trong một ví dụ khác, lần này dùng các mạng xã hội, Pinto cho hay các cá nhân có thể sử dụng thuật toán để tìm ra kẻ tung tin đồn đến 500 thành viên của mạng bằng cách chỉ cần tìm kiếm những thông điệp gửi đến 15 - 20 thành viên thay vì "truy xét" trên toàn bộ danh sách đó.
Theo các chuyên gia, những trường hợp liên quan đến vi rút máy tính hoặc dịch bệnh cũng nằm trong khả năng truy tìm của phần mềm trên.
Phi Yến
>> Dùng thuật toán Google nghiên cứu hóa học
>> Trao giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ X
>> Triển lãm ảnh nghệ thuật toàn quốc tại TP.HCM
Bình luận (0)