Các chuyên gia của Trường Y Feinberg thuộc Đại học Tây Bắc (Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu trên 433.000 người Anh. Trong khuôn khổ cuộc nghiên cứu, các đối tượng này được yêu cầu tự xếp mình vào 1 trong 4 loại: loại sáng sớm hay tối khuya, hoặc sáng vừa hay tối vừa.
tin liên quan
Vì sao sáng dậy nên tắm nước lạnh thay vì nước ấm?Khoảng 1/4 đối tượng tự nhận là “chim sớm”, tức những người thức dậy sớm, và khoảng 9% nói rằng họ là “cú đêm”, tức những người hay thức khuya.
Chuyên gia Kristin Knutson và các cộng sự sau đó đã theo dõi sức khỏe của những đối tượng trên trong 6 năm rưỡi để xem liệu các mô hình ngủ có liên quan đến sự gia tăng rủi ro tử vong hay mắc bệnh hay không.
Kết quả cho thấy những người thức khuya và chật vật thức dậy vào buổi sáng có rủi ro tử vong cao hơn 10% so với những người được gọi là “chim sớm”.
Các “cú đêm” cũng gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe hơn, rủi ro bị loạn tâm lý cao hơn 2 lần, rủi ro bị tiểu đường cao hơn 30%, rủi ro bị các vấn đề về thần kinh cao hơn 25%, rủi ro bị rối loạn dạ dày-ruột cao hơn 23% và rủi ro mắc bệnh về hô hấp cao hơn 22%.
tin liên quan
Dậy sớm có lợi ích gì?Chuyên gia Knutson nói rằng cuộc nghiên cứu chỉ phát hiện một mối liên hệ chứ chưa lý giải được tại sao “cú đêm” lại có sức khỏe tồi tệ hơn. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã đưa ra một vài giả thuyết.
Đó có thể là việc thức khuya khiến người ta dính vào các hoạt động kém lành mạnh hơn, như uống rượu bia, hút thuốc, ăn vặt hoặc dùng thuốc kích thích.
Nhưng có giả thuyết khác cho rằng sức khỏe của các “cú đêm” phản ánh rằng đồng hồ sinh học của họ khác với phần lớn thế giới.
Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên chuyên san Chronobiology International.
Bình luận (0)