Thực hư phường kẻ vạch vỉa hè, người dân ở Bình Thạnh phải đóng 20.000 đồng/mét?

23/08/2017 14:59 GMT+7

Mỗi vạch sơn dài 1m kẻ trên vỉa hè trước nhà dân được UBND P.2 (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) 'đề nghị' dân đóng 20.000 đồng. Đề nghị trên đã khiến nhiều người dân ở đây bức xúc phản ánh với báo Thanh Niên.

Văn bản thông báo đề nghị đóng tiền
Những ngày qua, nhiều hộ dân sống trên các tuyến đường Bạch Đằng, Võ Trường Toản, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh (P.2, Q.Bình Thạnh) bức xúc cho biết cách đây 5 ngày, trong một cuộc họp tổ dân phố tại địa phương, đại diện UBND P.2 có thông báo việc đề nghị các hộ kinh doanh và người dân có nhà mặt tiền tại những tuyến đường trên, phải đóng phí 20.000 đồng/1m vạch sơn kẻ vỉa hè.
Số tiền thu này sẽ được đơn vị thi công thu trực tiếp. Khi kẻ đến vỉa hè trước nhà nào, dựa vào mét đo vỉa hè, chủ nhà phải trả tiền. Công trình này sẽ được UBND P.2 thực hiện trong thời gian tới.
Thông báo của UBND P.2 (Q.Bình Thạnh) gửi đến các hộ dân ngụ trên địa bàn có nội dung như sau: căn cứ Công văn 1323/QLĐT ngày 20.7.2017 của Phòng quản lý đô thị Q.Bình Thạnh về việc kẻ vạch sơn sắp xếp để xe tự quản trước cửa nhà tại các tuyến đường trên địa bàn quận, nay UBND P.2 thông báo đến các hộ dân, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên tuyến đường Bạch Đằng, Võ Trường Toản, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh việc phường 2 phối hợp với Hội Cựu chiến binh địa phương tổ chức kẻ vạch sơn trên vỉa hè các tuyến đường nêu trên.
Những hộ có vỉa hè dài hàng chục mét thì số tiền phải đóng kẻ vạch sơn lên đến hàng trăm nghìn đồng ẢNH: AN HUY
Theo đó, đơn vị thi công kẻ vỉa hè là Công ty TNHH Nguyễn Lê Vinh; kinh phí kẻ vạch do các hộ dân, cơ sở sản xuất, kinh doanh thanh toán trực tiếp với đơn vị thi công.
Cụ thể, vạch sơn vỉa hè được kẻ bằng sơn dẻo nhiệt (sơn nóng) màu trắng dày 1,5mm, rộng 10cm. Theo đó, cứ 1m kẻ vạch bề ngang mặt tiền nhà giá 20.000 đồng. UBND P.2 đề nghị các hộ dân, cơ sở sản xuất kinh doanh thực tiện tốt nhằm góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn.
Chất lượng sơn tốt không?
"Mọi người đóng thì mình đóng thôi, chứ mình tôi không đồng ý thì làm gì được. Nhưng không biết vạch sơn này chất lượng có tốt và thời gian sử dụng bao lâu. Kẻ vạch sơn vài tháng nó hư phải làm lại, phải đóng tiền tiếp thì chúng tôi rất mệt mỏi. Mỗi tháng ngoài tiền đóng thuế hơn 200.000 đồng, những hộ kinh doanh chúng tôi phải đóng thêm 60.000 đồng tiền rác, nhưng tôi làm cơ khí có rác gì đâu mà bắt đóng như vậy không biết", ông Hà bức xúc
Với nội dung thông báo trên, nhiều hộ dân có nhà mặt tiền trên địa bàn tỏ ra bức xúc, cho rằng vỉa hè là của nhà nước nên tại sao kẻ vạch vỉa hè lại bắt dân phải đóng tiền. 
Bà Nguyệt (54 tuổi, ngụ đường Võ Trường Toản, P.2, Q.Bình Thạnh) cho biết: Giờ tôi không quan tâm vỉa hè này là của nhà nước hay của ai, mỗi tháng kinh doanh, tôi cũng đều đóng thuế đầy đủ cho nhà nước, tại sao không trích tiền ra làm mà thu thêm của dân. Dân chúng tôi phải đóng đủ thứ phí hết rồi, giờ sao lại phát sinh thêm khoản này nữa.
“Vỉa hè trước nhà tôi rộng hơn 10m, quẹt vài vạch sơn lấy 20.000 đồng/mét, tính ra tôi đóng 200.000 đồng. Khoản tiền đó không đáng là bao, ai cũng đóng thì mình cũng chấp hành thôi, nhưng người dân chúng tôi rất bức xúc vì khoản thu quá vô lý”, bà Nguyệt cho biết.
Cạnh đó, ông Hà (45 tuổi, ngụ đường Võ Trường Toản, P.2) cũng cho biết, vỉa hè qua nhà ông dài 4m phải đóng 80.000 đồng, khi phường triển khai kẻ vạch sơn vỉa hè.
Người dân cho biết, hàng tháng đều đóng thuế cho nhà nước, sao kẻ vạch vỉa hè lại thu tiền ẢNH: AN HUY

tin liên quan

Để tái chiếm vỉa hè, 8 công an phường bị kiểm điểm
Trao đổi với báo chí tại cuộc họp báo Thành ủy TP.Hà Nội chiều 22.8, ông Nguyễn Quang Ngọc, Phó chủ tịch UBND Q.Hà Đông, cho biết sau 8 tháng triển khai xử lý vi phạm trật tự vỉa hè, bộ mặt đô thị trên địa bàn quận bước đầu đã có những chuyển biến rõ rệt.
“Mọi người đóng thì mình đóng thôi, chứ mình tôi không đồng ý thì làm gì được. Nhưng không biết vạch sơn này chất lượng có tốt và thời gian sử dụng bao lâu. Kẻ vạch sơn vài tháng nó hư phải làm lại, phải đóng tiền tiếp thì chúng tôi rất mệt mỏi. Mỗi tháng ngoài tiền đóng thuế hơn 200.000 đồng, những hộ kinh doanh như chúng tôi phải đóng thêm 60.000 đồng tiền rác, nhưng tôi làm cơ khí có rác gì đâu mà bắt đóng như vậy không biết”, ông Hà bức xúc.
Lãnh đạo phường nói chỉ vận động đóng tiền, không đóng cũng chẳng sao
Trao đổi với Thanh Niên, ông Nguyễn Viên Tịnh, Phó chủ tịch UBND P.2 (Q.Bình Thạnh) cho biết,

Chúng tôi chỉ vận động người dân đóng góp thôi chứ không có đề nghị ép buộc. Người dân không đóng cũng không sao cả. Kinh phí thu được chúng tôi sẽ bàn giao lại bên Khu Quản lý giao thông đô thị số 2 thực hiện kẻ vạch theo đúng quy định. Có thể trong quá trình truyền đạt mọi người chưa hiểu rõ ý.

Ông Nguyễn Viên Tịnh

việc kẻ sơn vỉa hè 1m giá 20.000 đồng đối với các hộ dân có nhà mặt tiền trên một số đường địa bàn phường là do phường phối hợp với Hội Cựu chiến binh P.2 thông báo xuống người dân vận động đóng góp.
Vạch sơn này giúp cho người dân để xe đúng nơi quy định, trật tự để hạn chế mất xe.
“Chúng tôi chỉ vận động người dân đóng góp thôi chứ không có đề nghị ép buộc. Người dân không đóng cũng không sao cả. Kinh phí thu được chúng tôi sẽ bàn giao lại bên Khu Quản lý giao thông đô thị số 2 thực hiện kẻ vạch theo đúng quy định. Văn bản thông báo gửi đến các tổ trưởng tổ dân phố phát đến các hộ dân, có thể trong quá trình truyền đạt mọi người chưa hiểu rõ ý”, ông Tịnh nói.
Khi đưa ra thắc mắc của người dân rằng vỉa hè là của nhà nước và do nhà nước quản lý, tại sao lại vận động dân bỏ tiền kẻ vạch sơn, ông Nguyễn Viên Tịnh chia sẻ, dù biết quy định là vậy nhưng đây là công trình xã hội hóa do nhà nước và dân cùng làm. Khi kẻ vạch sơn này người dân để đúng phương tiện nơi quy định. Người dân cũng thoải mái chứ không thu thêm tiền vỉa hè gì cả và đây cũng là chỉ đạo từ lãnh đạo UBND Q.Bình Thạnh.
Hầu hết người dân cho biết khoản thu phí kẻ vạch vỉa hè là không hợp lý ẢNH: AN HUY
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.