Theo các nghiên cứu, việc tăng lượng vitamin C qua chế độ ăn uống có thể giúp mọi người tránh được nguy cơ ung thư dạ dày, theo Hindustan Times.
Nguyên nhân gây ung thư dạ dày do vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) gây viêm dạ dày và loét, bệnh trào ngược dạ dày thực quản, nhiễm vi rút Epstein-Barr, tiền sử loét dạ dày hoặc polyp dạ dày.
Ung thư dạ dày là bệnh ác tính khá phổ biến |
Shutterstock |
Vai trò của vitamin C và carotenoids
Các carotenoids được nghiên cứu nhiều nhất về vấn đề này là beta-carotene, lycopene, lutein và zeaxanthin.
Bác sĩ Mrunal Parab, Bệnh viện Masinam (Ấn Độ), cho biết những chất chống oxy hóa giúp sửa chữa ADN bị lỗi trong chu kỳ phân chia tế bào. Lượng vitamin C và carotenoids thích hợp chắc chắn sẽ giúp giảm nguy cơ ung thư dạ dày.
Chế độ ăn nhiều rau và trái cây có thể làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày |
Shutterstock |
Thực phẩm ngăn ngừa ung thư dạ dày
Theo Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới và báo cáo của Viện Nghiên cứu Ung thư Mỹ, chế độ ăn nhiều rau và trái cây không chứa tinh bột có thể làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày.
Cụ thể như bơ, đu đủ, bí đỏ, khoai lang, bắp, lòng đỏ trứng, rau bó xôi là một số thực phẩm giàu carotenoids, có thể giúp bạn ngăn ngừa ung thư dạ dày.
Cam, ớt, dâu tây, bông cải xanh, khoai tây, ớt chuông, cà chua, xoài đều rất giàu vitamin C, có thể bảo vệ bạn trước ung thư dạ dày, theo Hindustan Times.
Bình luận (0)