Thực phẩm 'càng ăn càng... đói'

04/01/2015 11:10 GMT+7

(TNO) Cảm thấy đói thì ăn, nhưng có một số loại thực phẩm ăn vào không thể giải quyết cơn đói. Đó là kết quả của nhiều tương tác phức tạp xảy ra trong dạ dày, ruột, não, tuyến tụy và máu.

(TNO) Cảm thấy đói thì ăn, nhưng có một số loại thực phẩm ăn vào không thể giải quyết cơn đói. Đó là kết quả của nhiều tương tác phức tạp xảy ra trong dạ dày, ruột, não, tuyến tụy và máu, tiến sĩ, chuyên gia dinh dưỡng Sue Decotiis (người Mỹ) giải thích.

Uống một ly nước trái cây có thể khiến lượng đường trong máu tăng và sau đó khiến bạn có cảm giác đói cồn cào - Ảnh: Shutterstock
Bánh mì trắng. Bột mì được sử dụng để làm bánh mì thường bị loại bỏ lớp vỏ bên ngoài (cám), nên dễ gây cảm giác đầy hơi khi ăn vào. Ăn bánh mì trắng khiến mức insulin tăng đột biến. Trong một nghiên cứu gần đây tại Tây Ban Nha, các nhà nghiên cứu theo dõi thói quen ăn uống và cân nặng của hơn 9.000 người và nhận thấy những người ăn 2 hoặc nhiều hơn 2 khẩu phần bánh mì trắng một ngày có 40% khả năng bị thừa cân hoặc béo phì trong một khoảng thời gian 5 năm so với những người ăn ít loại thực phẩm này.
Nước trái cây. Nước ép trái cây dễ gây “giận dữ” cho lượng đường trong máu. Những đồ uống được cho là “lành mạnh” này thường chứa đường khá cao và điều đó có nghĩa uống một ly nước trái cây có thể khiến lượng đường trong máu tăng và sau đó nó sẽ quay lại gây cảm giác đói cồn cào, theo tiến sĩ Mitzi Dulan, người Mỹ, tác giả của cuốn The Pinterest Diet: How to Pin Your Way Thin Pinterest Diet. Để nước ép trái cây thật sự phát huy hiệu quả trong việc cắt cơn đói, thay vì uống nước ép nguyên chất, hãy pha trộn nó cùng với một muỗng protein hoặc bơ để giúp cân bằng lượng đường trong máu và tăng cảm giác no.
Đồ ăn nhẹ có vị mặn. Có thể dễ dàng giải thích vì sao mọi người thường có cảm giác thèm cái gì đó ngọt sau khi chén xong 1 túi khoai tây chiên. Khoai tây chiên, bánh quy, và các thức ăn mặn có xu hướng tiêu hóa carbs đơn giản một cách nhanh chóng, có thể khiến nồng độ insulin lên cao rồi tụt xuống thất thường. Khi vị giác liên kết với não cùng hành động, các loại thực phẩm ngọt luôn được nghĩ đến sau khi đã tiêu thụ nhiều thức ăn mặn. Hơn nữa, nhờ một hiện tượng gọi là cảm giác no, nên sau khi ăn đồ mặn rồi đến đồ ngọt, dạ dày sẽ luôn cảm thấy hoàn toàn trống rỗng.
Thức ăn nhanh. Hầu hết các thành phần trong thức ăn nhanh, như chất béo trans có thể gây sưng ruột, làm suy yếu khả năng sản xuất chất dẫn truyền cảm giác ngon miệng và kiểm soát mức dopamine và serotonin của cơ thể, tiến sĩ Decotiis nói. Ngoài ra, khi đường ruột hấp thụ fructose (thường thấy trong bánh, và các món tráng miệng) một cách nhanh chóng sẽ gây đột biến insulin và cơn đói thậm chí trở nên mãnh liệt hơn. Cuối cùng, thức ăn nhanh thường chứa nhiều muối có thể thúc đẩy tình trạng mất nước.
Rượu. Rượu không chỉ gây biếng ăn mà còn đánh lừa cảm giác đói. Theo một nghiên cứu được công bố trong Alcohol & Alcoholism, uống từ 3 ly rượu trở lên có thể làm giảm mức độ leptin - hóc môn thông báo no xuống 30%. Bên cạnh đó, rượu cũng có thể làm cạn kiệt lượng carbohydrate của cơ thể, gây cảm giác thèm carbs, tiến sĩ Decotiis cho biết.
Sushi. Ăn cá tốt cho sức khỏe và bạn lựa chọn sushi, nhưng thực ra khi ăn sushi, bạn đang ăn cơm nhiều hơn cá, tiến sĩ, chuyên gia dinh dưỡng Susan M. Kleiner và là nhà tư vấn khoa học sức khỏe của Mỹ cảnh báo. Nếu bạn không ăn bất cứ thứ gì khác, mà chỉ ăn mỗi sushi việc tiêu hóa diễn ra rất nhanh và sau đó dạ dày sẽ trống rỗng.
Ăn mỗi sushi thì việc tiêu hóa diễn ra rất nhanh và sau đó dạ dày sẽ trống rỗng - Ảnh: Shutterstock
Chất làm ngọt nhân tạo. Chất làm ngọt nhân tạo có mặt trong soda hoặc bất cứ loại thực phẩm nào đều kích thích các tế bào não, gây cảm giác đói dữ dội. Từ đó, khiến bạn thèm và ăn nhiều đồ ngọt suốt cả ngày. Theo thời gian, quá trình này gây ảnh hưởng đến các trung tâm kiểm soát cơn đói của não.
Ngũ cốc. Lượng đường trong bột ngũ cốc luôn “hào phóng”. Vì thế, những người ăn sáng bằng bột ngũ cốc có thể khiến lượng đường trong máu và insulin tăng đột biến. Theo Msn, ăn một lượng carbohydrate cao vào buổi sáng khi nồng độ cortisol ở mức cao nhất sẽ tạo ra một cuộc tấn công mạnh mẽ vào quá trình trao đổi chất. Lượng đường trong máu vượt quá ngưỡng cần thiết rất dễ dẫn đến mệt mỏi và đói.
Bánh pizza. Bánh pizza là sự kết hợp của bột, dầu hydro hóa, pho mát, chất bảo quản và sự kết hợp này có thể làm rối loạn lượng đường trong máu, cũng như thúc đẩy khả năng sản xuất các hóc môn cảm giác no và làm rối loạn khu vực đói của não.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.