Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính, có 10 nhóm tăng, gồm: hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,87%; giáo dục tăng 0,46%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,44%; giao thông tăng 0,13%... Riêng nhóm hàng bưu chính viễn thông giảm 0,07%.
CPI tăng do nhóm thực phẩm, đặc biệt giá thịt heo tăng 3,41% so với tháng trước kéo các thực phẩm chế biến từ thịt cũng tăng theo. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của mưa bão và lũ quét khiến giá rau xanh tăng 2,87% so với tháng trước. Chỉ số giá nhóm thực phẩm tăng 1,12% góp phần tăng chỉ số CPI khoảng 0,25%.
Ngoài ra, từ ngày 1.8, giá gas trong nước điều chỉnh tăng 11.000 đồng/bình 12 kg, tăng 2,8% so với tháng 7. Một số tỉnh, TP trực thuộc T.Ư thực hiện tăng học phí theo lộ trình của Chính phủ. Tỷ giá VND/USD tăng đã ảnh hưởng đến giá một số mặt hàng nhập khẩu như xăng dầu, gas, ô tô, xe máy, rượu, thuốc lá, tour du lịch ngoài nước...
Trong tháng 8, giá vàng trong nước biến động theo giá vàng thế giới, giá vàng thế giới giảm do USD tăng giá khiến vàng trở nên kém hấp dẫn đối với giới đầu tư. Bình quân tháng 8 giá vàng trong nước giảm 1,41% so với tháng trước.
Bình luận (0)