Với điều kiện địa lý tự nhiên, khu vực núi Bà Đen rất phù hợp với môi trường sinh thái phát triển cây mãng cầu ta, đặc biệt tại các xã như: Thạnh Tân, Tân Bình, Ninh Sơn, Ninh Thạnh (thuộc TX Tây Ninh) …
Thêm vào đó, việc chọn thời vụ canh tác, xử lý ra hoa vào các tháng khác nhau làm trái mãng cầu có quanh năm đã trở thành cây trồng chủ lực giúp nông dân có thu nhập cao, đời sống ổn định. Hiện Tây Ninh trở thành vùng chuyên canh cây mãng cầu ta lớn nhất nước với diện tích trên 3.000 ha, cung ứng hơn 40% sản lượng trái mãng cầu cả nước.
|
Trước lợi thế của loại quả này, tháng 8.2011, Cục Sở hữu trí tuệ quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý thương hiệu mãng cầu Bà Đen. Ngay sau đó, UBND tỉnh Tây Ninh cho chủ trương xây dựng mô hình sản xuất mãng cầu theo tiêu chuẩn VietGAP. Chưa hết, để nâng cao chất lượng, an toàn vệ sinh, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng và tiến tới xuất khẩu loại trái cây này, UBND tỉnh giao Sở Công thương chịu trách nhiệm đầu tư, Sở KH-CN đăng ký
thực hiện đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình sản xuất mãng cầu ta theo tiêu chuẩn VietGAP” trên khu vườn mãng cầu ta rộng 5 ha của ông Huỳnh Văn Chiêu (ấp Tân Hợi, xã Tân Hưng, H.Tân Châu).
Ngày 29.8.2012, Sở KH-CN tỉnh Tây Ninh đã phối hợp cùng Trung tâm Nghiên cứu cây ăn quả miền Đông Nam bộ, Công ty CP giám định và khử trùng FCC trao Giấy chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP đầu tiên tại tỉnh Tây Ninh cho mô hình sản xuất mãng cầu ta của vườn ông Chiêu.
Không chỉ mang lại đời sống khá giả cho nhiều hộ dân, trái mãng cầu Bà Đen giờ đây còn níu chân du khách mỗi khi ghé đến Tây Ninh. Với cách làm của Tây Ninh, không phải địa phương nào (kể cả những vùng có nhiều đặc sản trái cây nổi tiếng) cũng làm được.
Giang Phương
>> Ăn nhiều rau quả, trái cây giúp cai thuốc lá
>> Lễ hội trái cây Nam bộ 2012
>> Trái cây khô
>> Cấm tiểu thương bán trái cây ngoại nhập
>> Trẻ quá nhỏ chưa nên dùng nước trái cây
>> Anna Chapman đăng ký thương hiệu cho tên mình
>> Ngân hàng Việt Nam đầu tiên nhận giấy đăng ký thương hiệu tại Mỹ
Bình luận (0)