Chiều qua 26.11, ông Nguyễn Văn Quý, Chủ tịch UBND xã Hương Thọ, TX.Hương Trà (Thừa Thiên - Huế) cho biết địa phương vẫn đang “đợi” công văn chỉ đạo chính thức của tỉnh, thị xã để triển khai xử lý, gia cố khẩn cấp các điểm sạt lở nguy cấp trên địa bàn. Trước đó, ngày 24.11, các sở ban ngành liên quan cấp tỉnh, thị xã đã họp khẩn và thống nhất việc tiến hành gia cố 250m bờ sông tại 4 điểm sạt lở nặng nằm trên 2 sông Tả Trạch và Hữu Trạch (hợp lưu thành sông Hương ở hạ nguồn), trong đó có điểm sạt lở uy hiếp cơ sở 1 của trường Tiểu học Hương Thọ (180 học sinh) có chiều dài gia cố tạm thời khoảng 70 m. Tổng kinh phí cho lần gia cố 250 m bờ sông này khoảng 5 tỉ đồng.
tin liên quan
Tan hoang vì sạt lở núi, hàng trăm hộ dân bỏ làng đi tìm nơi ở mớiTrận sạt lở núi xảy ra tại xã Trà Vân (H.Nam Trà My, Quảng Nam) khiến 4 ngôi nhà bị vùi lấp, 5 người tử vong. Vụ sạt lở cũng khiến hàng trăm hộ dân ở xã Trà Vân phải bỏ làng đi tìm nơi ở mới.
Sông “nuốt” xưởng cưa
Cuối tuần qua, sạt lở dọc 2.050 m bờ sông Tả Trạch và Hữu Trạch chảy qua xã Hương Thọ vẫn chưa dừng lại, với nhiều mức độ khác nhau. Hiện tại, chỉ có 250 m bờ sông được “định vị” để gia cố, do mức độ sạt lở quá nghiêm trọng. Theo chân đoàn cán bộ lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cùng các sở, ban ngành, địa phương đi kiểm tra và bàn giải pháp khẩn cấp gia cố bờ sông Tả Trạch sáng 24.11, chúng tôi ghi nhận tình trạng sạt lở đang nguy cấp. Gần 50m bờ sông Tả Trạch xâm thực sát tường rào cơ sở 1 trường Tiểu học Hương Thọ, buộc nhà trường phải khóa cổng chính, mở lối đi phụ. Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế đã chỉ đạo khẩn xây kè 70m để bảo vệ trường tiểu học này. Nhưng cách đó khoảng 300 m về phía hạ nguồn, hàng trăm mét đường liên thôn nằm ven sông cũng bị rạn nứt, chực chờ đổ ra sông. Đoạn đường này có lưu lượng người đi lại khá đông.
Cùng thời điểm này, bờ sông Hữu Trạch cũng sạt lở "nuốt" trọn một xưởng cưa gỗ của gia đình ông Lê Phò (58 tuổi, thuộc thôn La Khê Trẹm, Hương Thọ), khiến nguyên vật liệu cùng máy móc trôi hết xuống sông. “Khi cả nhà đang nghỉ trưa, bên ngoài xưởng cưa bị đổ nhào. Nghe tiếng "ầm ầm", tụi tui chạy ra chỉ còn thấy móng nhà với mấy cái cột. Gần cả trăm triệu đồng phút chốc mất hết!", bà Nguyễn Thị Chạy, vợ ông Phò, buồn bã kể. Cách cầu Hữu Trạch vài chục mét, nhiều vạt keo lá tràm, bạch đàn, tre... cũng đổ nhào xuống sông. Một đoạn bờ sông dài chừng 150m bị lấn sâu khoảng 5m khiến nguy cơ cắt đường dự án WB2 lên xã Dương Hòa, lăng vua Gia Long, công trình hồ chứa nước Tả Trạch...
tin liên quan
Hàng trăm hộ dân có nguy cơ mất nhà do sạt lởNgày 31.10, ông Nguyễn Anh Đức, Phó chủ tịch UBND H.Cần Giuộc (Long An), cho biết hàng trăm hộ dân sống ven sông thuộc các xã Long Hậu, Tân Kim và Phước Lại đang đối diện nguy cơ mất nhà cửa do sạt lở nghiêm trọng.
Đáng chú ý, nạn sạt lở xảy ra sau gần nửa tháng mưa lũ lớn ở Huế. Tình trạng này từng được cảnh báo từ sớm, do nạn khai thác cát sỏi ở lòng sông di sản này diễn biến phức tạp. Sáng 24.11, khi đoàn công tác của tỉnh Thừa Thiên - Huế đến kiểm tra hiện trường sạt lở, nhiều chiếc thuyền từ thượng nguồn vẫn "điềm nhiên" chở cát lậu về xuôi, bất chấp lệnh cấm khai thác của tỉnh.
Sạt lở trên diện rộng
Ban chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết tính đến chiều 26.11, toàn tỉnh có gần 70 km bờ sông sạt lở cần phải khắc phục, gia cố; riêng bờ biển sạt lở khoảng 30km, trong đó 10km cần gia cố khẩn cấp. Trong khi đó, các sông lớn như sông Hương, sông Bồ, Ô Lâu, Như Ý, Nước Ngọt - Bù Lu, Khe Tre... xuất hiện hàng trăm điểm sạt lở. Đặc biệt, bờ biển khu vực xã Vinh Hải (H.Phú Lộc) tiếp tục sạt lở nặng với chiều dài 2,5km, hiện đang mở cửa biển rộng khoảng 50 m... Trong đó, bờ sông Hương sạt lở với tổng chiều dài hơn 5,4km, sông Bồ 10,2km, sông Ô Lâu hơn 7 km, sông Nước Giọt - Bù Lu (H.Phú Lộc) 5,5 km... Tại H.Nam Đông, bờ sông Khe Tre và sông Tả cũng sạt lở hơn 4km; sông Tà Rình (H.A Lưới) cũng sạt 3 km.
Ngoài ra, sau 2 đợt lũ “kép”, tuyến tỉnh lộ 11B đoạn qua xã Phong An (H.Phong Điền) bị sông Bồ xâm thực vào mét đường khoảng 6-7m, chiều dài sạt lở 15 m.
Đình Toàn - B.N.Long
|
Bình luận (0)