Lời khen tạo ra động lực, niềm tin, sự hăng hái, lan tỏa hạnh phúc đến người được khen. Một lời khen kịp thời có thể giúp một học sinh yếu có ý chí vươn lên trong học tập, giúp người lầm lỗi rũ bỏ quá khứ để thay đổi cuộc đời, giúp người đang gặp bế tắc có động lực vượt qua thử thách.
tin liên quan
Thưởng thức & chia sẻ: Tiếc chi hai tiếng cảm ơnTuy nhiên, không phải lời khen nào cũng tốt và xuất phát từ sự chân thành, không toan tính vụ lợi. Có những người khen người khác chỉ để xã giao lấy lòng, tâng bốc nịnh bợ nhằm đạt được ý đồ của bản thân. Những lời khen giả tạo đó sẽ phản tác dụng, gây ra hậu quả khôn lường. Nó sẽ làm cho người được khen ảo tưởng về khả năng của bản thân, ngộ nhận về thành quả đạt được. Từ đó họ dễ nảy sinh tâm lý chủ quan, tự mãn, dễ bị vấp ngã và thất bại. Vì thế, có người từng nói: “Một lời khen có thể khiến con người đến được tới đỉnh vinh quang nhưng cũng có thể khiến con người rơi xuống vực sâu của sự thất bại”.
Bởi vậy, trong cuộc sống, chúng ta luôn phải tỉnh táo trước lời khen của người khác dành cho mình. Đặc biệt, phải biết phân biệt lời khen thật lòng và lời khen giả dối để có sự ứng xử phù hợp. Và đừng tiết kiệm lời khen của mình đối với người khác bởi sự ghi nhận động viên kịp thời sẽ làm họ trở nên tự tin và có thêm động lực trong cuộc sống. Tuy nhiên, chúng ta phải biết khen một cách chân thành, đúng lúc, đúng chỗ, đừng quá lạm dụng nó, lúc nào cũng khen thì lời khen sẽ trở nên sáo rỗng, không thật.
Bình luận (0)