Thủy điện Mê Kông xả nước, mùa hạn mặn ở ĐBSCL năm nay ra sao?

Chí Nhân
Chí Nhân
15/02/2022 09:38 GMT+7

Các đập thủy điện ở thượng nguồn sông Mê Kông ở Trung Quốc đã bắt đầu xả nước để sản xuất điện. Điều này sẽ giúp ích hay làm tổn thương vùng hạ lưu sông Mê Kông và cả cộng đồng cư dân sống dựa vào dòng sông này?

Những tác động của việc Trung Quốc xả nước phát điện đến nền kinh tế và hệ sinh thái trong lưu vực sông này sẽ ra sao? Làm thế nào để các nước vùng hạ lưu Mê Kông có thể thích ứng? Đây là nội dung chính của cuộc hội luận trực tuyến do Trung Tâm Stimson (Mỹ) tổ chức sáng nay 15.2.

ĐBSCL và hạ lưu vực sông Mê Kông nói chung sẽ bị tác động lớn khi các đập thủy điện thượng nguồn xả nước sản xuất điện

T.L

Trao đổi riêng với Báo Thanh Niên trước cuộc hội thảo, các chuyên gia cho rằng: Năm nay đang trong giai đoạn La Nina nên tình trạng nắng nóng khô hạn không gay gắt như những năm trước. Liên quan đến các đập thủy điện thượng nguồn ở Trung Quốc, các số liệu quan sát cho thấy hiện đầy nước đến 80-90% hồi cuối tháng 12.2021. Vì vậy, Trung Quốc vừa có nhu cầu xả nước để sản xuất điện vừa phải xả để bảo đảm an toàn hồ đập.

Nhưng nước từ thủy điện là nước “đói” không có phù sa. Mà hạ lưu vực Mê Kông mà đặc biệt là vùng ĐBSCL được hình thành do phù sa bồi đắp. Về nguyên tắc tự nhiên khi “nước đói” sẽ phải “ăn” đất cát trên dòng chảy của nó để bù lại. Và trước khi có đập, lượng nước được tự nhiên phân bổ theo nguyên tắc 80-20; có nghĩa là dòng chảy mùa mưa chiếm 80% còn 20% vào mùa khô. Nay các đập phá vỡ những quy luật tự nhiên đó sẽ làm rối loạn nhịp thủy văn hay nói cách khác là “tín hiệu” tự nhiên của dòng sông. Khi bị mất tín hiệu đó, các loài thủy sản sẽ bị ảnh hưởng rất lớn vì chúng không còn nắm bắt được chu kỳ di cư, sinh sản… Biểu hiện dễ thấy nhất về tác động của thủy điện thượng nguồn chính là sự “chết dần” ở Biển Hồ (Tonlé Sap)Campuchia; nơi được xem là trái tim của vùng hạ lưu sông Mê Kông.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.