• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Kỹ năng sống

Thủy Tiên: Người đẹp trong tranh

29/11/2017 08:42 GMT+7

Những ngày qua khi phim điện ảnh Cô Ba Sài Gòn với những poster và tạo hình gợi nhớ thời kỳ vàng son của tà áo dài Việt Nam được giới trẻ nồng nhiệt hưởng ứng làm tôi chợt nhớ lại thời kỳ đầu của nền công nghiệp thời trang Việt Nam những năm 90 của thế kỷ trước. Khi ấy tà áo dài một lần nữa được hồi sinh mạnh mẽ bởi sự xuất hiện của lớp người mẫu Việt đầu tiên mà đến bây giờ tên tuổi của họ vẫn còn in sâu vào ký ức của nhiều người. Trong số đó, không thể không nhắc đến cái tên Hoa khôi học đường Nguyễn Thủy Tiên.

Bài: Lương Hà

Ảnh: Nguyệt Vy

 

DSC 0186

 

Năm 1994, Thủy Tiên tuổi vừa độ trăng tròn xuất sắc giành danh hiệu cao nhất cuộc thi Thanh Lịch Hoa Học Đường nhờ nét đẹp long lanh, đằm thắm trong thân hình mảnh mai của một thiếu nữ miền sông nước Gò Công. Kể từ đó cô trở thành gương mặt người mẫu nổi bật của nhóm Thời trang Hoa học đường (khi đó thuộc NVH Thanh niên TP.HCM), xuất hiện trên rất nhiều ấn phẩm báo chí, quảng cáo, lịch... Tuy nhiên dấu ấn làm nên danh hiệu “Người đẹp trong tranh” giúp cô in sâu vào ký ức của nhiều thế hệ công chúng yêu nét đẹp Việt Nam lẫn trong và ngoài nước (dù nhiều người còn chưa biết tên cô) là hình ảnh một thiếu nữ thướt tha trong tà áo dài truyền thống màu xanh lam, gót sen ửng hồng đài các trong đôi guốc mộc, dáng người e ấp bước xuống chiếc xe thổ mộ trong tác phẩm Trở Về được nhiếp ảnh gia Nguyệt Vy ghi lại vào 4 năm sau đó.

 

15x22

 

Tính đến nay tác phẩm Trở Về đã gần tròn 20 năm tuổi, tác phẩm nhiếp ảnh mang tính hiện tượng này được công chúng khắp nơi đón nhận như chuẩn mực cho cái gọi là Hồn Việt. Bởi thế nên giờ đây nó đã vượt khỏi khuôn khổ của một tác phẩm nhiếp ảnh, xuất hiện trên rất nhiều nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau: tranh sơn dầu, sơn mài, tranh thêu, quà lưu niệm, đồ thủ công mỹ nghệ... Nó cũng vượt ra khỏi biên giới Việt Nam khi được mang đi triển lãm tại thư viện và trường kinh tế hoàng gia Stockhom, làm quà tặng cho tổng thống Pháp Jacques Chirac, làm poster quảng bá du lịch Việt Nam, tranh sơn mài treo trang trọng trong các đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài... Bức ảnh dường như mang theo một làn hơi ấm sâu lắng của tâm hồn người Việt nên dù ở trong không gian nội thất cổ điển hay hiện đại hễ có sự xuất hiện của nó đều mang lại cảm giác tình tự quê hương với những người xa xứ. Có lẽ thế, người ta dễ dàng tìm thấy nó được bày trí trong các khách sạn, nhà hàng, biệt thự sang trọng của người Việt tại nước ngoài. Ngoài ra nét đẹp mong manh của Thủy Tiên còn được thể hiện trong bức ảnh thiếu nữ uống nước bằng chiếc gáo dừa mang tên “Nguồn xưa”, một “Chốn xưa” với dáng bước đi rón rén bước từ xuồng lên bờ cũng do Nguyệt Vy chụp. Cho đến bây giờ, những bức ảnh này gần như có mặt ở rất nhiều cửa hàng bán tranh chép.

 

ThuyTien uong nuoc bao

 

Tác giả của Trở Về đã sang định cư tại Pháp, còn “Người đẹp trong tranh” cũng có “hành trình viễn du” tương tự như chính tác giả và các tác phẩm cô thể hiện. Thủy Tiên sang định cư ở Thái Lan sau khi kết hôn với một doanh nhân người Nhật và đang là một người vợ, người mẹ hạnh phúc bên chồng và đứa con gái 13 tuổi.

Chúng tôi có duyên tái ngộ sau một thời gian dài không liên lạc tại nhà hàng Saigon Recipe chuyên về ẩm thực Việt Nam ở thủ đô Bangkok (Thái Lan) do cô làm chủ với logo là bức ảnh Trở Về làm nên tên tuổi của cô.

Thủy Tiên vẫn trẻ trung, đẹp mong manh như thiếu nữ trong tranh thuở nào như thể bị thời gian lãng quên. Cuộc trò chuyện của chúng tôi bắt đầu bằng những hoài niệm vui buồn nghề người mẫu thời còn ngô nghê “nặng phèn”, về sự cầu kỳ tỉ mỉ trong tác nghiệp của nữ nhiếp ảnh gia Nguyệt Vy để cho ra đời những tác phẩm Trở Về, Tẩy Trần, Nguồn Xưa... rồi chuyển sang chuyện cô mở nhà hàng quảng bá ẩm thực Việt nam ra nước ngoài, chuyện về chiếc áo dài bị cách tân quá mức mất đi bản sắc, chuyện gìn giữ tiếng nói và cội nguồn Việt cho đứa con gái mang hai dòng máu Nhật - Việt của cô trên đất Thái.

 

Untitled-136 copy

 

Nói về các tác phẩm mình được thể hiện, Thủy Tiên tuy khiêm tốn nhưng giọng nói và ánh mắt lộ rõ niềm hãnh diện: “Nếu chỉ tự hào vì mình là nhân vật trong những bức ảnh nổi tiếng thôi vẫn chưa đủ. Trên tất cả đó là sự hãnh diện vì mình đã may mắn được hóa thân thành công vào vai một người phụ nữ Việt Nam chuẩn mực: e ấp, dịu dàng mà vẫn đủ sức hấp dẫn trong tà áo dài truyền thống. Có thể vài trăm năm hoặc vài ngàn năm nữa, không ai còn biết tới tên cô Nguyệt Vy và Thủy Tiên nữa nhưng nhờ đó thế hệ sau này vẫn có thể biết được rằng nét đẹp của một phụ nữ truyền thống là như thế, xe thổ mộ là như thế, cái gáo múc nước là như thế...”

 

Thuy Tien rua chan bao

 

Chúng tôi cũng chia sẻ nhiều điểm đồng cảm về chiếc áo dài truyền thống: “Tiên thương chiếc áo dài dữ lắm đa (Thủy Tiến vốn hay nói chuyện kiểu xưa theo lối thoại miền nam của nhà văn Hồ Biểu Chánh với những người thân quen). Người nước ngoài mê phụ nữ trong tà áo dài lắm lắm luôn. Nói đâu xa, ông xã Tiên cũng mê Tiên nhờ thấy Tiên chuyên mặc áo dài đó! (cười). Bởi vậy ai mà mê áo dài là Tiên tự nhiên có cảm tình ngay. Nhưng áo dài nó cũng kén người cách tân lắm, đừng cách tân thô bạo kiểu áo dài đi kèm với váy, nhìn mà xót xa. Tiên vui vì cô bạn Ngô Thanh Vân nỗ lực cho ra đời phim Cô Ba Sài Gòn khơi dậy nét văn hóa truyền thống này cho thế hệ trẻ. Đang nôn nao muốn về Việt Nam xem phim vì thấy mấy cái poster và trailer phim đẹp quá”. Mối quan tâm lớn nhất của mẹ Thủy Tiên về đứa con gái cưng của mình là làm sao phải biết được ngôn ngữ của cả ba và mẹ dù đang sống trên đất khách: “Ở trường cháu đã học tiếng Anh và tiếng Thái nên ở nhà Tiên muốn con gái mình phải nói tiếng Việt. Còn biết tiếng Việt thì còn là người Việt dù mình có ở bất cứ đâu. Sau tiếng Việt, Tiên kỳ vọng con gái giỏi thêm tiếng Nhật để yêu thương hơn quê nội của cháu. Vì có hiểu thì mới có thương. Tiên từng cảm thấy nhói lòng khi chứng kiến con của người bạn (cả hai vợ chồng là người Việt, sống tại Việt Nam) đi học trường quốc tế; rốt cuộc về nhà chỉ nói tiếng Anh với người trong gia đình, chỉ nghe hiểu mà không thể nói được tiếng mẹ đẻ. Tiên thấy đau lòng quá! Trong thời buổi hội nhập quốc tế này, thật ra muốn cạnh tranh thắng lợi thì càng phải gìn giữ và nâng tầm giá trị bản sắc văn hóa dân tộc”.

 

CHON XUA

 

Thật vậy, nhờ gìn giữ và nâng tầm giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam tại vương quốc Thái Lan mà nhà hàng của Thủy Tiên luôn được báo chí địa phương quảng bá miễn phí và có một lượng khách “ruột” người Thái. Phong cách trang trí đậm chất Việt, các món ăn đặc trưng Việt và sự tinh tế của bà chủ trẻ đậm hồn Việt đã giúp đưa văn hóa và truyền thống Việt Nam ngày càng vươn xa

Top
Top