Gần cả đời gắn bó với trồng cây kiểng, ông Nguyễn Văn Dành (70 tuổi), Phó chủ nhiệm làng hoa Phó Thọ - Bà Bộ (P.Long Hòa, Q.Bình Thủy, TP.Cần Thơ) vừa được tôn vinh là một trong những nông dân xuất sắc nhất VN.
Ông Dành cho biết ông theo nghiệp trồng cây kiểng đã trên 50 năm nay. Cha ông là một trong những người trồng hoa kiểng cố cựu ở làng hoa Phó Thọ - Bà Bộ. Tính đến nay, gia đình ông Dành có tới bốn đời làm nghề hoa kiểng. Ông là đời thứ hai, các con, cháu ông là đời thứ ba, thứ tư.
Trồng cây kiểng tuy không khó nhưng người trồng phải nắm vững kỹ thuật, thường xuyên chăm sóc, uốn sửa, cắt tỉa, tạo dáng thì cây mới có giá trị nghệ thuật cao. Đối với những loại kiểng bông như mai vàng, nguyệt quế, bông giấy và kiểng trái như khế, lựu… càng đòi hỏi kỹ thuật cao hơn mới có thể cạnh tranh với các làng hoa khác
Ông Nguyễn Văn Dành
Qua hàng chục năm lăn lộn với nghề, ông Dành đã sưu tầm, tập hợp được nhiều giống kiểng quý để ươm trồng và phát triển, chủ yếu là các giống kiểng truyền thống như cằn thăn, kim quýt, mai vàng, mai chiếu thủy, sanh, si, nguyệt quế, khế, bông giấy… Vườn kiểng của ông hiện có khoảng 300 cây có giá trị nghệ thuật và kinh tế cao, giá mỗi cây từ vài triệu đến cả trăm triệu đồng. Ngoài ra, ông còn có khoảng 700 chậu kiểng lớn nhỏ, đa dạng về kích thước và chủng loại. Nếu quy thành tiền, tổng tài sản từ cây kiểng của gia đình ông có thể lên đến vài tỉ đồng.
Hiện nay, bình quân mỗi năm doanh thu vườn kiểng của ông Dành trên 1 tỉ đồng, sau khi trừ chi phí, ông lãi hơn 500 triệu đồng. Tuy nhiên, thu nhập hằng năm cũng còn tùy thuộc vào giá cả thị trường và mức tiêu thụ, nhất là vào vụ tết. “Trồng cây kiểng tuy không khó nhưng người trồng phải nắm vững kỹ thuật, thường xuyên chăm sóc, uốn sửa, cắt tỉa, tạo dáng thì cây mới có giá trị nghệ thuật cao. Đối với những loại kiểng bông như mai vàng, nguyệt quế, bông giấy và kiểng trái như khế, lựu… càng đòi hỏi kỹ thuật cao hơn mới có thể cạnh tranh với các làng hoa khác”, ông Dành chia sẻ.
Theo ông Dành, làng hoa Phó Thọ - Bà Bộ đã tồn tại gần 80 năm, gắn liền với ngày tết cổ truyền ở Nam bộ. Trải qua những năm chiến tranh rồi đến thời bình, nhất là từ khi QL91B được mở cắt ngang rạch Bà Bộ, nhiều công trình xây dựng mọc lên khiến diện tích trồng hoa kiểng ngày càng bị thu hẹp, tưởng chừng như làng hoa Bà Bộ không còn đất để duy trì. Tuy nhiên, làng hoa vẫn tồn tại cho đến hôm nay. Từ năm 2011, UBND TP.Cần Thơ đã phê duyệt thành lập làng hoa Phó Thọ - Bà Bộ ở 2 phường Long Hòa và Long Tuyền và Hợp tác xã hoa kiểng Bình An thì làng hoa bắt đầu khởi sắc trở lại. Hiện nay, tuy diện tích bị thu hẹp nhưng chất lượng sản phẩm ngày càng nâng cao, nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Vừa qua, trong chương trình Tự hào nông dân VN (giai đoạn 2013 - 2017) và 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước ở lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn, ông Dành vinh dự là 1 trong 63 nông dân cả nước được vinh danh. Ngoài bằng khen của Ban chấp hành T.Ư Hội Nông dân VN vì có thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất và xây dựng nông thôn mới, ông Dành còn được cấp giấy chứng nhận Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi của Chủ tịch Hội Nông dân VN.
Mặc dù nhiều lần sạt nghiệp bởi cây kiểng, nhưng ông Nguyễn Văn Thoại (57 tuổi, ngụ ấp 4, xã Long Trung, H.Cai Lậy, Tiền Giang) vẫn quyết tâm đeo bám nghề và đến nay đã có một trang trại trồng kiểng trị giá tiền tỉ
Bình luận (0)